TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 83

82
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
67% so với năm trước. Cả nước hiện có 78 tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 41 tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di
động. Các công nghệ, hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt ngày càng trở nên đa dạng; các ngân
hàng và các công ty Fintech đã nghiên cứu, hợp tác
và đưa vào ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại
trên nền tảng các thiết bị di động...
Xu hướng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam
Tận dụng lợi thế từ xu hướng ngân hàng số,
nhiều ngân hàng Việt không kể quy mô lớn hay nhỏ
đang từng bước nghiên cứu, đưa ra các dịch vụ hiện
đại, tiện ích trong cuộc đua nâng sức cạnh tranh,
thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần. Hơn 6
năm trước, TPBank (lúc đó là ngân hàng Tienphong
Bank) - đang đứng trước nguy cơ bị tái cơ cấu thì
hiện nay, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, ngân
hàng này đã có cuộc “lột xác” trở thành một trong
những ngân hàng phát triển với tốc độ đáng kinh
ngạc và những chỉ số tài chính đầy hứa hẹn. Để làm
được điều đó, một trong những chiến lược mà ngân
hàng này đưa ra là tập trung phát triển ngân hàng
số. Năm 2017, TPBank đã khai trương điểm giao
dịch LiveBank (ngân hàng tự động) phục vụ 24/7,
cho phép khách hàng có thể tương tác với các thiết bị
để thực hiện nhiều loại giao dịch. Đồng thời, Ngân
hàng này cũng tung ra ứng dụng đột phá QuickPay
(thanh toán và chuyển tiền bằng mã QR trên điện
thoại di động), giúp các nhà bán lẻ và người dùng
có thể thực hiện giao dịch trên điện thoại di động
một cách nhanh chóng, thuận tiện. TPBank còn dẫn
đầu thị trường trong lĩnh vực thanh toán với mPOS
(máy chấp nhận thanh toán thẻ di động) thế hệ mới,
đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế mới nhất về an toàn
và bảo mật…
Năm 2017, VPBank cũng đã huy động được hơn
10.000 tỷ đồng thông qua dịch vụ ngân hàng số,
chiếm tới 41% số tài khoản tiết kiệm mới mở. Hơn
42.000 khoản vay đã được thực hiện qua dịch vụ
ngân hàng số, trong đó hơn 30.000 tỷ đồng tín dụng
đã phát hành. Mức tăng trưởng này góp phần giúp
tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt 25.026 tỷ
đồng, tăng 48% so với năm 2016, mức thu nhập cao
nhất từ trước đến nay của Ngân hàng, giúp đưa tốc
độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai
đoạn 2012-2017 đạt 51%. Hiện nay, VPBank đã có
gần 600.000 người sử dụng dịch vụ này, gấp 15 lần
con số 40.000 cách đây 3 năm.
Trước đó, năm 2016, Vietcombank đã cho ra mắt
không gian giao dịch công nghệ số tại Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh. Đây là không gian nằm trong tổng
thể Dự án Xây dựng mô hình “Chi nhánh thông
minh” theo Chiến lược Phát triển ngân hàng số của
Vietcombank. Vietinbank, Eximbank cũng không
nằm ngoài cuộc khi lựa chọn các giải pháp core
banking (công nghệ phần mềm lõi) nhằm hỗ trợ tốt
cho định hướng phát triển ngân hàng số. Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã giới thiệu
các tính năng mới BIDV Smart Banking (ứng dụng
ngân hàng thông minh trên điện thoại di động) như:
mua sắm trên ứng dụng, trợ lý ảo…
Năm 2018, rất nhiều ngân hàng tiếp tục đưa việc
phát triển ngân hàng số trở thành mục tiêu trọng
tâm, chiến lược. Cụ thể, VPBank vừa thông qua chiến
lược 5 năm 2018-2022, trong đó có mục tiêu củng cố
vị trí dẫn đầu trong chiến lược bán lẻ và ngân hàng
số, đón đầu các xu hướng công nghệ ngân hàng
mới. VPBank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng đầu
tiên huy động được 10.000 tỷ đồng từ ngân hàng số.
Trong khi đó, là một trong những ngân hàng đi đầu
trong lĩnh vực ngân hàng số, TPBank tiếp tục đặt
mục tiêu duy trì vị trí dẫn đầu về ngân hàng số và
là mục tiêu mũi nhọn trong 5 năm kế tiếp 2018-2023.
Trong kế hoạch năm 2018, Techcombank cũng đặt
mục tiêu dẫn đầu thị trường ngân hàng số Việt khi
“trở thành một tổ chức có nền tảng kinh doanh dựa
trên công nghệ, với hệ thống vận hành tập trung
trên nền tảng công nghệ số”…
Những rào cản đặt ra
Dù ngân hàng số đã có những bước tiến và mang
lại nhiều lợi ích nhưng cũng đang đặt ra cho các
ngân hàng nhiều thách thức, cụ thể:
Thứ nhất,
phát triển ngân hàng số ở Việt Nam
mới đang ở giai đoạn đầu, hành lang pháp lý hiện
hành còn nhiều quy định chưa tương thích với bối
cảnh số hóa dịch vụ, chưa thực sự thúc đẩy cho phát
triển ngân hàng số, thanh toán số. Đặc biệt, hành
lang pháp lý cho những vấn đề mới như bảo vệ
người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bảo vệ tính
riêng tư dữ liệu người dùng, chuẩn kết nối mở, chia
sẻ dữ liệu, nhận biết khách hàng điện tử (eKYC)…
vẫn chưa được ban hành để tạo cho các ngân hàng,
tổ chức trung gian thanh toán an tâm đầu tư. Ngoài
ra, vấn đề khó khăn khi chuyển sang giao dịch qua
môi trường số là việc xác thực người dùng, bởi sử
dụng ngân hàng số sẽ hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp
giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng nên để
xác thực đòi hỏi nền tảng công nghệ đặc thù như hệ
thống xác thực sinh trắc học, chứng minh thư điện
tử, chữ ký số cũng như các vấn đề pháp lý liên quan
mới có thể đáp ứng được yêu cầu.
Thứ hai,
thủ tục giấy phép cho các dịch vụ liên
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86,87,88,89,90,91,92,93,...129
Powered by FlippingBook