5.1. So ky 2 thang 11 - page 32

34
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Kinh nghiệm quốc tế
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nói chung và
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng là một
bộ phận quan trọng cấu thành nên kết cấu hạ tầng
của một nền kinh tế, có vai trò nền móng là tiền đề
vật chất hết sức quan trọng cho mọi hoạt động vận
chuyển, lưu thông hàng hoá. Nếu không có một
hệ thống đường giao thông đầy đủ, đảm bảo tiêu
chuẩn thì các phương tiện vận tải như các loại xe ô
tô, tàu hoả, máy bay... sẽ không thể hoạt động tốt
được, không đảm bảo an toàn, nhanh chóng khi
vận chuyển hành khách và hàng hoá. Một xã hội
phát triển thì nhu cầu vận tải ngày càng tăng đòi
hỏi cơ sở hạ tầng giao thông phải được đầu tư thích
đáng cả về lượng lẫn về chất. Do vậy, các chuyên
gia kinh tế đều cho rằng đầu tư xây dựng mạng
lưới giao thông vững mạnh là cơ sở nền tảng đảm
bảo sự phát triển bền vững cho cả một hệ thống cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trên
thế giới, các nước đều quan tâm và tìm mọi cách
huy động nguồn lực tài chính để xây dựng, hoàn
thiện kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó có kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Khảo sát cho thấy, hiện nay trên thế giới có 3
nguồn vốn chủ yếu được huy động để đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển:
Đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước; Vốn
huy động trong nước qua hệ thống ngân hàng, các
doanh nghiệp (DN), phát hành trái phiếu…; Vốn
huy động nước ngoài (các khoản vay quốc tế, phát
hành trái phiếu quốc tế, đầu tư trực tiếp của nước
ngoài…). Đối với Việt Nam, trong bối cảnh ngân
sách nhà nước ngày càng khó khăn, việc huy động
vốn vay nước ngoài không còn dễ dàng và rẻ như
trước, có thể tham khảo cách làm của một số quốc
gia sau:
Huy động vốn cho ngân sách
từ việc đấu giá quyền sử dụng đất
Singapore là một đất nước diện tích đất nhỏ
hẹp, hầu như không có tài nguyên, phải nhập
khẩu nguyên liệu, Singapore đã xác định phát triển
thương mại, du lịch và kinh tế tri thức là nền tảng
quan trọng; do vậy khâu quy hoạch ở đất nước
này được đặc biệt quan tâm. Do diện tích đất nhỏ,
Singapore phải tăng cường công tác quy hoạch sử
dụng đất để có thể tận dụng được không gian sinh
sống, phát triển. Công tác quy hoạch ở Singapore
bao gồm 3 bước: (1) Quy hoạch chiến lược, còn gọi
là quy hoạch ý tưởng; (2) Quy hoạch tổng thể; (3)
Quy hoạch chi tiết, triển khai thực hiện và kiểm
soát quá trình xây dựng.
Việc quy hoạch sử dụng đất được tối ưu hóa,
trong đó ưu tiên tận dụng không gian, nâng mật
độ sử dụng đất, tận dụng không gian dưới mặt
đất (tạo thành các đầu mối giao thông, trung tâm
thương mại ngầm). Tiếp đó, Nhà nước tập trung
phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại: cầu, đường bộ,
bến cảng, sân bay, hệ thống thoát nước thải, hệ
thống điện được tập trung đầu tư mạnh. Hệ thống
tầu điện ngầm dài khoảng 40 km giúp cho việc đi
lại thuận lợi. Nhờ đó Sigapore đã giải quyết cơ bản
về vấn đề giao thông vận tải.
Đại đa số diện tích đất ở Singapore là đất công
KINHNGHIỆMHUY ĐỘNGVỐN
XÂY DỰNGHẠ TẦNG GIAOTHÔNGĐƯỜNGBỘ
HOÀNG CAO LIÊM
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam
Hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam đạt được nhiều
thành tựu rất đáng ghi nhận, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được từng bước hiện đại hóa,
góp phần tích cực vào phát triển nền kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một nghịch lý hiện nay
đang đặt ra là yêu cầu phải có một hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đồng bộ và hiện đại,
trong khi đó ngân sách nhà nước đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông lại chưa đáp ứng. Vì vậy, việc tìm
hiểu kinh nghiệm huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại một số quốc gia
trên thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có tính thiết thực để vận
dụng vào Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng.
Từ khóa: Cơ sở hạ tầng, ngân sách nhà nước, đầu tư
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...90
Powered by FlippingBook