5.1. So ky 2 thang 11 - page 41

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
43
Thực tế ngành Dệt may Việt Nam
Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim
ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam chỉ tính
riêng trong 10 tháng đầu năm 2016 đạt khoảng 23,304
tỷ USD, tăng 4,8% so với năm 2015, là mức tăng
trưởng thấp nhất trong 10 năm qua. Các thị trường
xuất khẩu chính của ngành Dệt may Việt Nam trong
10 tháng qua chủ yếu là: Hoa Kỳ với kim ngạch cao
nhất đạt 9,760 tỷ USD, tăng 4,37%; Châu Âu đạt 2,984
tỷ USD, tăng 2,46%; Nhật Bản đạt 2,495 tỷ USD, tăng
4,61% và Hàn Quốc đạt 2,207 tỷ USD, tăng 5,34% so
với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, các thị trường khác
đạt 5,858 tỷ USD, tăng 6,6%.
Giới chuyên gia đánh giá, mục tiêu kim ngạch
xuất khẩu dệt may 31-32 tỷ USD trong năm nay khó
đạt được. Khảo sát các doanh nghiệp (DN) dệt may
cho thấy, đơn hàng đang giảm dần hàng xuất khẩu
ra nước ngoài chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều
quốc gia như: Campuchia, Lào, Bangladesh, Trung
Quốc, Ấn Độ...
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, thời gian gần
đây, hàng loạt khách hàng quen thuộc của Việt Nam
đã chuyển đơn hàng sang Myanmar, Lào bởi họ được
hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu sang Mỹ và EU.
Không chỉ Myanmar, Lào đang hút đơn hàng dệt
may của Việt Nam mà cả Campuchia cũng vượt Việt
Nam xuất khẩu hàng may mặc vào Liên minh châu
Âu (EU) (một trong những thị trường xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam). Cụ thể, Campuchia đang được
hưởng thuế suất ưu đãi 0% theo chương trình GSP
dành cho các nước kém phát triển, trong khi Việt
Nam chỉ được hưởng ở nhóm các nước đang phát
triển là 9,6%.
Hiện nay, thuế suất hàng dệt may của Việt Nam
vào Hoa Kỳ trung bình 17%, châu Âu gần 10%. Theo
lộ trình hưởng thuế 0% với EU từ Hiệp định Việt
Nam - EU FTA, nếu không có gì thay đổi thì phải
đến năm 2018 mới có hiệu lực, còn với Hiệp định TPP
chưa biết chính xác thời điểm có hiệu lực. Trong khi
đó, DN dệt may Việt Nam lại phải đối mặt với chi phí
logistics cao; bảo hiểm xã hội, lương tăng... khiến chi
phí giá thành phẩm tăng lên, lợi nhuận của DN đang
bị thu hẹp và DN dệt may Việt Nam dần yếu thế.
Trong khi kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt
Nam chững lại thì nhiều nước lại tăng khá. Trước
đây, Bangladesh chỉ may xuất khẩu, giờ đã hoạt động
cả dệt và nhuộm. Pakistan trước đây chỉ làm sợi, nay
làm cả vải, nhuộm. Đáng lưu ý, một bất lợi với DN
Việt Nam là trong khi các hiệp định FTAmà nước ta
tham gia chưa biết khi nào có hiệu lực thì các nước là
đối thủ cạnh tranh trực tiếp dệt may xuất khẩu với
Việt Nam lại “đi trước một bước” với những chính
sách hỗ trợ DN nội địa của họ.
Cụ thể, DN của các nước như Trung Quốc, Ấn
Độ, Bangladesh... có thuận lợi khi thuế thu nhập DN
của các nước này thấp hơn Việt Nam; các chi phí
bảo hiểm xã hội cũng thấp hơn và phá giá đồng tiền
nhiều hơn. Từ đầu năm đến nay Ấn độ thực hiện phá
giá đồng tiền hơn 14% so với năm ngoái, điều này
giúp DN nước này thuận lợi trong xuất khẩu tốt. Việt
Nam theo xu hướng ổn định tỷ giá nên xuất khẩu
gặp khó khăn, trong khi chi phí từ vận chuyển, thủ
tục, bảo hiểm đều cao khiến khả năng cạnh tranh rất
khó so với các nước.
Bên cạnh đó, tác động từ việc Anh rút khỏi Liên
minh châu Âu (EU) cũng khiến những cho DN có
kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường này lo ngại
về khả năng tăng trưởng trong thời gian tới. Bởi Anh
NÂNG CAO SỨC CẠNHTRANH CỦA DOANHNGHIỆP
NGÀNHDỆTMAY VIỆT NAMTRONGHỘI NHẬP
ThS. NGUYỄN THỊ THU GIANG
– Đại học Hoa Lư
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại
tự do (FTA) với châu Âu, với Liên minh kinh tế Á - Âu, với Hàn Quốc. Trong các hiệp định đó, dệt may Việt
Nam được lựa chọn là lợi ích cốt lõi khi đàm phán và đều được các chuyên gia đánh giá là Ngành có khả
năng thu được lợi ích lớn nhất của Việt Nam khi các hiệp định đi vào thực thi. Bài viết trình bày các quan
điểm cơ bản giúp nâng cao năng lực xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam cũng như các yêu cầu nâng
cao chất lượng - hiệu quả thể chế quản trị quốc gia.
Từ khóa: Hội nhập, kinh tế quốc tế, dệt may, xuất khẩu
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...90
Powered by FlippingBook