5.1. So ky 2 thang 11 - page 38

40
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Động lực quan trọng của nền kinh tế
Chiếm tỷ lệ khoảng 98% trong tổng số các các
doanh nghiệp (DN), có thể nói, DN nhỏ và vừa
(DNNVV) đóng vai trò là động lực quan trọng
của nền kinh tế và vai trò này đã được Đảng ta
khẳng định nhất quán qua các kỳ đại hội (từ đại
hội VII đến nay). Điển hình như năm 2002 đã có
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX số 14-NQ/TW ngày
18/3/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,
khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế
tư nhân; Năm 2010 có Kết luận số 64- KL/TW ngày
9/2/2010 về kết quả kiểm tra tình hình thực hiện
Nghị quyết số 14-NQ/TW... Văn kiện Đại hội XII
của Đảng cũng tiếp tục chủ trương hoàn thiện cơ
chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phát
triển mạnh kinh tế tư nhân xác định kinh tế tư
nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Thực hiện chủ trương trên, thời gian qua Nhà
nước đã ban hành nhiều chính sách về cải thiện
môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi
phát triển DNNVV (Luật Đầu tư và Luật DN;
Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế thu nhập
DN; Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Phá sản;
Luật Hải quan; Luật Ngân sách nhà nước; Luật
Đầu tư công...).
Với mục tiêu thực hiện tái cấu trúc nền kinh
tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh; cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tháo gỡ
khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất
kinh doanh gắn với hỗ trợ phát triển thị trường,
những năm qua Chính phủ cũng đã ban hành
một loạt các chính sách, cụ thể như: Nghị quyết
19/NQ-CP ngày 18/3/2014; Nghị quyết 19/NQ-CP
ngày 12/3/2015; Nghị quyết 19/NQ-CP ngày
28/4/2016; Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016
và một số nghị quyết chuyên đề... Những quyết
sách này đã, đang và sẽ tạo động lực đổi mới,
tạo thêm niềm tin cho cộng đồng DN nói chung
và DNNVV vào sự đồng hành, sát cánh của Nhà
nước, các cấp ngành và hệ thống công chức cùng
tham gia phát triển kinh tế, tạo ổn định và an sinh
xã hội.
Khảo sát của Hiệp hội DNNVV, các chính sách,
chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV trên đã
từng bước đi vào cuộc sống và đã đạt được một số
kết quả khả quan: DNNVV đóng góp 43,2% GDP;
31% xuất khẩu; 29% các khoản thu ngân sách nhà
nước; vốn đầu tư chiếm 38% tổng vốn đầu tư toàn
xã hội của khu vực DN; tạo việc làm cho 5,12 triệu
lao động (chiếm 45% tổng số việc làm trong khối
DN). Đặc biệt, đã định hình được hệ thống hỗ trợ
DNNVV từ trung ương tới địa phương trong khu
vực quản lý nhà nước; Làm thay đổi nhận thức
của toàn xã hội về tầm quan trọng của DNNVV
trong nền kinh tế quốc dân.
Mặc dù, khu vực này đang thể hiện vai trò động
lực tăng trưởng của nền kinh tế nhưng thời gian
gần đây vẫn không khỏi khó khăn, có phần đuối
sức trong xu thế cạnh tranh gay gắt và hội nhập.
Trong khi đó, chính sách hỗ trợ còn chưa đồng
bộ và còn có sự xung đột. Một số chính sách còn
thiếu quy định cụ thể áp dụng cho DNNVV và
còn mang nặng tính khuyến khích, chung chung
như hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, tham gia mua
sắm, cung ứng dịch vụ công.
Bên cạnh những chính sách hỗ trợ phát triển
DNNVV, DN khởi nghiệp, vấn đề nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia, đổi mới, phát triển DN
NÂNG CAONĂNG LỰC CẠNHTRANH
CHODOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪA
ThS. NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH, ThS. NGUYỄN THỊ THỦY -
Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên
Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng
43,2% GDP, 31% xuất khẩu, 29% các khoản thu vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho hơn 5 triệu
lao động... Dù thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng thực tiễn khu vực doanh
nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn khó khăn, đối mặt với nhiều thách thức trong cạnh tranh và hội nhập.
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tái cơ cấu, kinh tế, cạnh tranh, tăng trưởng
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...90
Powered by FlippingBook