5.1. So ky 2 thang 12 - page 14

16
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
làm giảm tính minh bạch của thông tin trên thị
trường. Những vi phạm về công bố thông tin
định kỳ về báo cáo tài chính của công ty niêm yết
cần phải xử lý nghiêm. Song song với những giải
pháp trên, một số vấn đề liên quan đến việc minh
bạch hóa thông tin công bố trên TTCK Việt Nam
cũng cần được xem xét một cách nghiêm túc, có
sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ trong mối quan
hệ giữa các cơ quan điều hành và các tổ chức cung
ứng các dịch vụ công bố thông tin trên thị trường
như: Hiệp hội kế toán, kiểm toán Việt Nam, Hội
kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Hiệp hội
chứng khoán Việt Nam. Tạo tiền đề cho các quy
định công bố thông tin cho TTCK phái sinh.
Các quy định liên quan đến công tác thanh tra,
giám sát cần cụ thể, hài hoà phù hợp với điều kiện Việt
Nam:
Cần có tổ chức chịu trách nhiệm đánh giá và
quản trị rủi ro tổng thể đối với hệ thống tài chính,
từ đó có thể có quan sát tổng thể để thiết kế chính
sách an toàn vĩ mô.
Bảo vệ nhà đầu tư:
Công tác công bố thông tin
đáng tin cậy, kiểm soát giao dịch của các bên liên
quan, bảo vệ vốn của khách hàng và khả năng bảo
tồn tài chính của các công ty cung cấp dịch vụ môi
giới giao dịch.
Cải thiện chỉ số độ sâu tài chính:
Tăng cường các
chính sách hỗ trợ tín dụng cho khu vực tư nhân,
đẩy nhanh tiến độ vốn hoá TTCK, củng cố và phát
triển TTCK cơ sở để TTCK thực hiện tốt chức năng
kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, giúp cho cơ cấu tài
chính đa dạng hơn, từ đó, hỗ trợ TTCK phái sinh
phát triển.
Đổi mới tài chính – Thiết kế sản phẩm giao dịch phù
hợp
: Trong cơ chế quản lý cốt lõi của thị trường tài
chính bao gồm: Những phạm vi, quy định của thị
trường tài chính, cần điều chỉnh để có thể áp dụng
cho tất cả các thị trường thuộc thị trường tài chính
và các sản phẩm của thị trường này, mà không cần
phải phân biệt giữa phái sinh và chứng khoán.
Cách tiếp cận này sẽ nâng cao sự tương hợp trên
thị trường và tiến đến việc đơn giản hóa quy định
và đầy đủ. Trước mắt, giao dịch chứng khoán phái
sinh trên chỉ số chứng khoán, nhưng trong tương
lai, cũng cần phải thiết kế các sản phẩm tài chính
mới nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các
chủ thể thị trường và giúp cho các chủ thể này đạt
được mục tiêu hoạt động hiệu quả hơn.
Môi trường kinh tế
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài:
Theo quy
định hiện hành, không hạn chế nhà đầu tư Việt
Nam tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp, tuy
nhiên lại hạn chế nhà đầu tư Việt Nam tham gia
góp vốn vào các công ty đại chúng. Do vậy, phải
loại bỏ sự phân biệt này nhằm đảm bảo thực hiện
cam kết trong WTO và khuyến khích mọi thành
phần tham gia đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đến chính sách
thuế và chi phí giao dịch - nguyên nhân làm giảm
đi khả năng cạnh tranh và gây ra sự di chuyển
nguồn vốn đầu tư sang thị trường của quốc gia
khác. Cần chú ý, khi xây dựng thuế suất và quy
định về điều kiện vốn để giữ được các nhà đầu tư
hiện tại và thu hút thêm nhà đầu tư khác, nhất là
các nhà đầu tn Việt Nam.
Cải thiện khả năng thanh khoản trên TTCK:
Cần
thiết lập được một thị trường tài chính vững chắc
để đưa ra các sản phẩm phái sinh mới, thực hiện
chức năng phòng hộ rủi ro là chủ yếu, quan trọng
là không tạo ra rủi ro đạo đức.
Chất lượng của quá trình định giá:
Sự xuất hiện
các quỹ đầu tư TTCK bước đầu cho thấy, chính
sách khuyến khích nhà đầu tư tổ chức đã có
BẢNG 3 : CÁC THÔNG SỐ THỐNG KÊ CỦA CÁC BIẾN TRONG PHƯƠNG TRÌNH
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy
chuẩn hóa
t
Mức ý nghĩa
Sig.
Đa công tuyến
B
Độ lệch chuẩn
Beta
Độ chấp nhận
VIF
(Constant)
1.386
0.212
6.528
0
Pháp luật
0.291
0.047
0.373
6.137
0
0.855
1.17
Kinh tế
0.205
0.057
0.228
3.613
0
0.796
1.257
Công nghệ
0.105
0.049
0.129
2.143
0.033
0.868
1.152
Nguồn: Tính toán của tác giả
Có 3 nhân tố đã ảnh hưởng đến hình thành
và phát triển TTCK phái sinh Việt Nam nhưng
mức độ tác động của từng nhân tố là có sự
khác nhau. Trong đó, nhân tố chính sách pháp
lý có ảnh hưởng cao nhất, kế đến là nhân tố
kinh tế, cuối cùng là nhân tố công nghệ.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...110
Powered by FlippingBook