5.1. So ky 2 thang 12 - page 39

41
Nắm vai trò là “bà đỡ”
của doanh nghiệp nhà nước
Việc hình thành SCIC để thực hiện chức năng đại
diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
(DN), thực hiện cổ phần hoá DNNN thuộc các bộ,
ngành địa phương là bước tiến quan trọng để đổi
mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại DN; thực
hiện một bước việc tách bạch chức năng quản lý nhà
nước với chức năng quyền đại diện chủ sở hữu vốn,
tài sản nhà nước tại DN của các cơ quan quản lý nhà
nước (Bộ, ngành, UBND các địa phương).
Mô hình SCIC sau 10 năm hoạt động (2006 - 2016)
đã phát huy được vai trò là cơ quan đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nước tại DN, SCIC đã đẩy nhanh tiến
độ sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp do
SCIC quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý và sử
dụng vốn nhà nước.
Cùng với đó, SCIC đã xây dựng được mối quan
hệ với nhiều tổ chức tài chính quốc tế như Ngân
hàng Thế giới, Công ty Tài chính Quốc tế, Tập đoàn
đầu tư của Chính phủ Singapore, Cơ quan Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản, các quỹ đầu tư Chính phủ các
nước, các ngân hàng, công ty quản lý quỹ, công ty
chứng khoán, qua đó tăng cường các cơ hội học tập
kinh nghiệm quản trị tài chính...
Mô hình hoạt động của SCIC bước đầu đã thể
hiện những thế mạnh so với cơ chế chủ quản hành
chính trước đây; thực hiện phương thức đầu tư,
kinh doanh vốn nhà nước, đồng thời hỗ trợ cho quá
trình tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa DNNN. Công
tác quản lý, quản trị DN và tái cơ cấu đã được SCIC
thực hiện thông qua hệ thống người đại diện kết
hợp với trực tiếp quản trị danh mục, tình hình DN,
đặc biệt là tình hình tài chính, hoạt động đầu tư của
DN được SCIC giám sát chặt chẽ. Việc thực hiện
nhiệm vụ thoái vốn nhà nước tại các DN trong danh
mục Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần, đạt hiệu
quả cao. Bước đầu đã triển khai có hiệu quả mô hình
vừa đại diện chủ sở hữu, vừa thực hiện đầu tư, kinh
doanh vốn nhà nước, tập trung vào các ngành, lĩnh
vực then chốt của nền kinh tế, gắn với thị trường.
SCIC đã và đang trở thành đầu mối tích tụ vốn, từ
đó giúp cho Chính phủ thực hiện các khoản đầu tư
chỉ định.
Với vai trò là “bà đỡ” của DNNN nên SCIC tham
gia hoạt động đầu tư kinh doanh vốn nhà nước tại
các DNNN nhằm đạt được một số mục tiêu: (i) Giúp
DNNN nhanh chóng thoái vốn đầu tư ngoài ngành;
(ii) Giải phóng nguồn lực bị găm giữ trong các
DNNN; (iii) Góp phần xử lý nợ xấu trong các ngân
hàng; (iv) Phát huy vai trò của SCIC với tư cách là
một cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước; (v)
Góp phần làm giảm sở hữu chéo giữa các tập đoàn
kinh tế nhà nước với các ngân hàng thương mại; (vi)
Giảm mối nguy tổn thất tài chính hay thất thoái tài
sản nhà nước trên góc độ tổng thể. Nhìn chung, tài
sản sau khi được bán vẫn thuộc sở hữu nhà nước.
Điều này có thể khiến cho một số người nghĩ rằng,
việc thoái vốn ngoài ngành trong khu vực kinh tế
nhà nước diễn ra không thực chất và gánh nặng
thua lỗ vẫn thuộc về Nhà nước.
Theo các chuyên gia, với phương thức quản lý
vốn theo cơ chế SCIC là đại diện chủ sở hữu, tình
hình kinh doanh, hiệu quả hoạt động và tài chính
của các DN được cải thiện. Vốn Nhà nước tại DN
đã được quản lý tập trung và hiệu quả hơn. Thông
qua việc nhận chuyển giao quyền đại diện chủ sở
hữu, SCIC đã thực hiện được bước đầu việc tách
bạch chức năng quản lý hành chính nhà nước với
quyền tự chủ kinh doanh của DN, chuyển hình thức
quản lý vốn nhà nước sang hình thức đầu tư, kinh
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNGĐẦUTƯ
KINHDOANHVỐNNHÀNƯỚC TẠI DOANHNGHIỆP
ThS. TRẦN XUÂN TÚ
Có thể nói, đến nay sau 10 nămhoạt động Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốnNhà nước (SCIC) đã phát huy
được vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thông qua việc thực hiện chức năng
đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, SCIC đã đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp do
SCIC quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Từ khóa: SCIC, doanh nghiệp nhà nước, bán vốn, cổ phần hóa, tài sản nhà nước
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...110
Powered by FlippingBook