5.1. So ky 2 thang 12 - page 43

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
45
Tác động của thương mại điện tử
tới khu vực kinh tế phi chính thức
Xu hướng tìm kiếm và mua bán hàng hóa, dịch
vụ qua mạng ngày càng tăng, đặc biệt là các mặt
hàng tiêu dùng. Hiện có trên 120 quốc gia với tỷ
lệ truy cập internet trên 80%. Thông qua mạng
internet, thị trường hàng hóa, dịch vụ trực tuyến
đã phát triển nhanh chóng, góp phần kết nối cung
– cầu theo một cách thức nhanh chóng, minh bạch
và tiết kiệm. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp (DN)
thương mại điện tử (TMĐT) chưa đạt tầm khu
vực và thế giới nhưng cũng góp phần giải quyết
nhu cầu mua sắm của khách hàng như Lazada.vn,
vatgia.vn, enbac.com, cungmua.com…
TMĐT cũng mang đến phương thức làm việc
mới và linh hoạt: hợp đồng làm việc bán thời gian,
làm việc tại nhà, làm việc từ xa đối với hàng loạt
công việc như gia công phần mềm, nhập dữ liệu, số
hóa văn bản, tìm kiếm và phân tích dữ liệu, quản trị
website. Các rào cản chi phí khi gia nhập thị trường
TMĐT cũng như khi rời khỏi thị trường đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các DN nhỏ, các cá nhân và hộ
gia đình tham gia hoạt động kinh doanh trên mạng.
Phần lớn các hoạt động này là hợp pháp, tuy
nhiên, môi trường kinh doanh trên Internet tạo
nhiều kẽ hở cho các giao dịch phi pháp và một số
hoạt động ngoài sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt
là đánh thuế các giao dịch TMĐT. Sự tách biệt tài
sản và các hoạt động khỏi nguồn thu nhập gây khó
khăn cho việc hoạch định chính sách thuế cũng như
thu thuế. TMĐT tạo ra các mô hình kinh doanh
mới như: chợ ảo, cộng đồng ảo, dịch vụ thông
tin, đấu giá trực tuyến… Các mô hình này giúp
DN thực hiện kinh doanh và có thu nhập. Chúng
không được đăng ký, thống kê, báo cáo, không nộp
thuế và không liên quan đến an sinh xã hội, nghĩa
là thuộc thành phần kinh tế phi chính thức.
Thực trạng khu vực kinh tế phi chính thức
trong thương mại điện tử ở Việt Nam
Tình hình doanh nghiệp không đăng ký website
Thống kê cho thấy, số lượng tên miền Việt Nam
thuộc khối các DN Việt Nam (com.vn) đang được
duy trì trong năm 2014 là 112.921 tên miền, năm
2015 là 116.809 tên miền. Nếu tính cả tên miền quốc
tế (.com) thì tổng số tên miền website các DN Việt
khoảng hơn 200.000 tên miền. Tuy nhiên, thực tế,
số lượng website TMĐT đã được xác nhận thông
báo, đăng ký trong năm 2014 chỉ có khoảng 5.010
và năm 2015 là 10.015. Như vậy, tỷ lệ website chịu
sự quản lý của Nhà nước là rất thấp (khoảng 5%).
Số còn lại là các website không đăng ký, không
nằm trong sự quản lý của Nhà nước. Điều này cho
thấy, khu vực kinh tế phi chính thức chiếm phần
lớn trong TMĐT Việt Nam.
Hàng hóa, dịch vụ mua sắm trên các website
Hiện nay, sản phẩm, dịch vụ được chào bán trên
các website rất đa dạng, phong phú. Dù là các DN
có đăng ký/thông báo website hay không có đăng
ký/thông báo website thì các nhóm sản phẩm được
mua bán cũng không có sự khác biệt, phổ biến
gồm: Dịch vụ bất động sản, dịch vụ việc làm, đào
tạo; vé máy bay, tàu xe; dịch vụ phần mềm, thiết kế
website, lưu trữ; đồ thể thao, dã ngoại; dịch vụ lưu
trú, du lịch; ô tô, xe máy; mẹ và bé; sách, văn phòng
PHÁT TRIỂNKHUVỰC KINHTẾ PHI CHÍNHTHỨC
THÔNGQUA THƯƠNGMẠI ĐIỆNTỬỞVIỆT NAM
ThS. LÊ TRỊNH DIỄM LOAN
– Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Trên nền tảng của công nghệ thông tin – truyền thông, thương mại điện tử Việt Nam đã và đang phát
triển mạnh mẽ. Tham gia vào kinh doanh thương mại điện tử, ngoài số ít các doanh nghiệp có quy mô
vừa và lớn thì chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ - thành phần quan trọng của khu vực kinh tế phi chính
thức. Nhằm góp phần phát triển và tăng cường công tác quản lý khu vực kinh tế phi chính thức thông qua
thương mại điện tử nói riêng và kinh tế mạng nói chung, bài viết đánh giá thực trạng khu vực này trong
thương mại điện tử ở Việt Nam, đồng thời gợi ý một số giải pháp cụ thể.
Từ khóa: Khu vực kinh tế phi chính thức, thương mại điện tử, công nghệ thông tin
1...,33,34,35,36,37,38,39,40,41,42 44,45,46,47,48,49,50,51,52,53,...110
Powered by FlippingBook