5.1. So ky 2 thang 12 - page 40

42
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
doanh vốn nhà nước. Các bộ, địa phương tập trung
vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với
DN. Lợi ích của DN, lợi ích của cổ đông trong đó có
cổ đông nhà nước và của người lao động được giải
quyết hài hoà.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý vốn
nhà nước tại DN, SCIC đã gặp phải không ít khó
khăn, thách thức như:
Một là,
việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu
vốn nhà nước tại DN còn chậm, quy mô hạn chế do
nhiều bộ, ngành, địa phương chưa chấp hành quy
định bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn DN về
SCIC quản lý theo chỉ đạo của Chính phủ.
Hai là,
việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nước thông qua ủy quyền người đại
diện còn một số khó khăn như: địa vị pháp lý, trách
nhiệm, quyền lợi của người đại diện.
Ba là,
về quản trị DN thông qua vai trò cổ đông
còn gặp nhiều vướng mắc do các tồn tại phát sinh
tại thời điểm cổ phần hóa, trước khi bàn giao về
SCIC chưa giải quyết dứt điểm; Các DN hoạt động
trong nhiều lĩnh vực khác nhau (đa ngành) nên đòi
hỏi kiến thức tổng hợp, chuyên sâu của các cán bộ
quản lý DN...
Bốn là,
về công tác đầu tư: Một số quy định về
trình tự, thủ tục đầu tư còn nhiều vướng mắc làm
kéo dài quá trình triển khai các dự án.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh
vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Trong thời gian tới, để củng cố phát huy vai trò
của SCIC trong quá trình đổi mới, tái cơ cấu DNNN
cần tập trung triển khai các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất,
tiếp nhận và thực hiện quyền, nghĩa
vụ chủ sở hữu Nhà nước đối với DN; tiếp tục thực
hiện các hoạt động sắp xếp, cổ phần hoá, bán vốn
nhà nước đầu tư tại DN được chuyển giao theo
quy định; đầu tư vốn vào các tập đoàn, tổng công
ty, hoặc công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực,
ngành nghề Nhà nước nắm giữ quyền chi phối;
đầu tư vốn vào các dự án theo chỉ định của Chính
phủ và Thủ tướng Chính phủ. Từ đó, góp phần
thực hiện tốt chủ trương sắp xếp, đổi mới, nâng
cao hiệu quả DN và đổi mới phương thức quản
lý tại các DN lớn mà Nhà nước cần tiếp tục giữ
quyền chi phối.
Thứ hai,
thực hiện đánh giá lại vốn nhà nước khi
SCIC nhận bàn giao theo nguyên tắc gắn với thị
trường, có tính đến yếu tố rủi ro; còn số liệu phản
ảnh trên sổ sách kế toán của SCIC vẫn ghi theo giá
trị vốn Nhà nước được phản ánh theo giá sổ sách
của DN nhận bàn giao.
Thứ ba,
về thực hiện quản lý vốn nhà nước thông
qua người đại diện, để khắc phục những bất cập
trong cơ chế cũ, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động
quản lý vốn Nhà nước do SCIC tiếp nhận, Nghị
định 151/2013/NĐ-CP ngày 1/11/2013 về chức năng
nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC quy định về
việc thực hiện quản lý vốn nhà nước thông qua hệ
thống người đại diện, trong đó quy định quyền của
SCIC trong việc lựa chọn hình thức cử, ủy quyền
người đại diện; quyền và nghĩa vụ của Người đại
diện cũng như chính sách đối với người đại diện sau
khi bán hết vốn nhà nước tại DN. Nhằm tạo cơ sở
cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý vốn
nhà nước qua hệ thống Người đại diện theo hướng
gắn kết chặt chẽ quyền lợi với trách nhiệm Người
đại diện trong việc thực hiện các nhiệm vụ được
Tổng công ty giao.
Thứ tư,
cần xác định rõ việc bán vốn nhà nước
SCIC tiếp nhận tại các DNNN không cần nắm giữ
vốn không phải là việc chào bán chứng khoán ra
công chúng, cũng như không coi là việc bán vốn
của cổ đông sáng lập mà nhằm mục tiêu tiếp tục cổ
phần hóa, thu hồi vốn nhà nước...
Thứ năm,
về hoạt động đầu tư của SCIC, cơ quan
này được chủ động sử dụng vốn để thực hiện đầu
tư vào các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng mà Nhà
nước cần nắm giữ cổ phần chi phối theo tiêu chí,
danh mục phân loại DN 100% vốn nhà nước được
Thủ tướng Chính phủ quy định để thực hiện chức
năng là nhà đầu tư của Chính phủ. Tuy nhiên, để
đảm bảo sự thống nhất trong cơ chế đầu tư, kinh
doanh vốn nhà nước và phân cấp thực hiện quyền
của chủ sở hữu, Nghị định 151/2013/NĐ-CP cũng
quy định rõ SCIC phải báo cáo cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt trước khi quyết định đầu tư các
dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của các cấp theo
pháp luật về đầu tư. Nghị định cũng xác định rõ
nhiệm vụ chính của SCIC là ưu tiên đầu tư vào các
tập đoàn, tổng công ty hoặc công ty mẹ trong mô
hình Công ty mẹ - công ty con hoạt động trong lĩnh
vực then chốt của nền kinh tế mà Nhà nước cần
nắm giữ quyền chi phối; Đầu tư theo chỉ định của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vào những lĩnh
vực trọng yếu...
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Xuân Tú, Hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước tại SCIC và một số
yêu cầu đặt ra, Tạp chí Tài chính số tháng 11 kỳ 2, năm 2016;
2. Nguyễn Duy Long- Vũ Thị Lan Hương, Cơ chế hoạt động mới của SCIC thúc
đẩy tái cơ cấu DNNN;
3. Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa IX về
“Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN”.
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...110
Powered by FlippingBook