5.1. So ky 2 thang 12 - page 65

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
67
thông tin quan trọng được sử dụng cho việc xếp
hạng, người chịu trách nhiệm xếp hạng.
Một số giải pháp
Nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng trong kinh doanh và dần áp dụng các chuẩn
mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước quốc tế Basel II
tại các NHTM Việt Nam, cần quan tâm đến một số
giải pháp như sau:
Một là,
tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát
nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng. Nâng cao
trách nhiệm và vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ là
biện pháp để ngăn ngừa những rủi ro tiềm tàng có
thể xảy ra. Thông qua hoạt động kiểm soát có thể
phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót
trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên
cạnh đó, cần chú trọng tăng cường hoạt động kiểm
soát nhằm phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo
đức do cán bộ tín dụng gây ra.
Hai là,
tăng cường năng lực tài chính. Để gia
tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA),
tăng quy mô vốn điều lệ, đảm bảo tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế, quy định của
NHNN và tiêu chuẩn của Basel II, các NHTM Việt
Nam cần xác định một tỷ lệ thích hợp lợi nhuận
ròng được giữ lại hàng năm, để tăng vốn điều lệ
và hình thành nên một ngân hàng có năng lực tài
chính lớn hơn. Việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu
cần có lộ trình và phương pháp phù hợp với tình
hình cụ thể của từng ngân hàng, tránh gây áp lực
trong việc duy trì suất sinh lời cho chủ đầu tư.
Các NHTM cần chú trọng đến việc mở rộng quy
mô hoạt động, cải tiến công nghệ và nâng cao hiệu
quả hoạt động của quy trình quản trị rủi ro giúp
ngân hàng phát triển ổn định, bền vững, tận dụng
lợi thế nhờ quy mô nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn lực. Để mở rộng quy mô, các NHTM
cần xác định rõ hướng đi và hoạt động kinh doanh
chính để tập trung các nguồn lực hiện có phục
vụ cho mục tiêu ưu tiên này. Cần tránh phân bổ
nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh khác như
bất động sản, bảo hiểm và cho thuê tài chính quá
nhiều... từ đó có thể phân bổ lại các nguồn lực đầu
vào như quy mô tài sản cố định, quy mô tổng tiền
gửi khách hàng để sử dụng có hiệu quả nhất.
Ba là,
xử lý các tồn đọng về tài chính. Xử lý các
tồn đọng về tài chính bao gồm xử lý nợ xấu và
thoái vốn tại các tổ chức tín dụng do sở hữu chéo.
Để đáp ứng các yêu cầu, các NHTM Việt Nam cần
đánh giá chính xác thực trạng nợ quá hạn và nợ
xấu tại ngân hàng mình, xác định đúng bản chất để
xử lý nợ xấu bằng việc chủ động thu hồi nợ, giảm
dần nợ quá hạn (nhóm 2) và nợ xấu (từ nhóm 3 đến
nhóm 5). Cần phân loại chi tiết nợ xấu theo các tiêu
chí nợ xấu do tác động khách quan, do chủ quan;
phân loại theo mức độ rủi ro; phân loại nợ xấu theo
các lĩnh vực nợ xấu để có các biện pháp xử lý phù
hợp theo từng tiêu chí. Xây dựng kế hoạch, có lộ
trình chi tiết để triển khai đảm bảo thoái vốn đúng
quy định, góp phần tạo môi trường lành mạnh cho
hoạt động ngân hàng, hạn chế rủi ro do sự chi phối
qua sở hữu chéo, giúp ngân hàng hoạt động an
toàn hơn.
Bốn là,
cải tiến quy trình quản trị rủi ro tín dụng.
Quy trình quản trị rủi ro phải được thực hiện đối
với riêng từng rủi ro và đối với toàn bộ danh mục
rủi ro.
Trong quản trị rủi ro tín dụng, các NHTM cần
thực hiện quản trị rủi ro đối với từng khoản tín
dụng và đối với toàn bộ danh mục tín dụng; Phải
có hệ thống giám sát chất lượng của toàn bộ danh
mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mô và
tính phức tạp của danh mục tín dụng.
Bên cạnh đó, để tăng cường quản trị rủi ro tín
dụng các ngân hàng cần phải hoàn thiện hệ thống
giám sát ngân hàng theo hướng sau: Nâng cao chất
lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển
hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt
động của ngân hàng mình, gồm phân tích báo cáo
tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm; Phát
triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng
trên cơ sở lý luận và thực tiễn; Xây dựng cách tiếp
cận tới công việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro
trong nội bộ ngân hàng; Nâng cao kỹ thuật trong
trích lập dự phòng rủi ro; Xây dựng hệ thống và
các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ
nước ngoài.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Đề án “lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án
“Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”;
2. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN; Thông tư
36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN.
Theo ước tính, nếu vận hành hệ thống Basel,
các ngân hàng thương mại cỡ nhỏ phải tốn
xấp xỉ 10 triệu USD, tương đương với 160 tỷ
đồng Việt Nam, khoảng 15% vốn điều lệ của
các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong khi
đó, nếu là ngân hàng lớn, chi phí vận hành
hệ thống Basel có thể lên đến 200 triệu USD,
tương đương với 3.200 tỷ đồng Việt Nam.
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74,75,...110
Powered by FlippingBook