5.1. So ky 2 thang 12 - page 83

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
85
nữa, trình độ phát triển càng lớn, cơ hội phát triển
cũng càng đa dạng, các phương án để khai thác,
củng cố và phát triển các lợi thế cũng như cách thức
tổ chức để thực hiện những hoạt động/biện pháp
đó cũng đa dạng. Tác động tương tự cũng có thể
được ghi nhận khi xem xét, phân tích mức độ phân
hóa giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế ở địa
phương (ngành, địa bàn...).
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hiện nay,
các khu vực nông thôn Hà Nội xung quanh vùng
đô thị lõi chưa được quan tâm thỏa đáng dẫn tới sự
chênh lệch giữa vùng nông thôn với đô thị trung
tâm nói riêng ngày càng lớn. Sự khác biệt càng tăng
sẽ làm cho sự di dân (kể cả di dân dài hạn lẫn di
dân ngắn hạn, tạm thời) càng gia tăng, tạo ra sức ép
ngày càng lớn đối với việc đảm bảo cơ sở hạ tầng
vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng văn hóa - xã hội
cho đô thị trung tâm. Không chỉ riêng với Hà Nội,
mà với tất cả các đô thị ở Việt Nam cũng như trên
thế giới, đô thị phát triển càng nhanh thì càng thu
hút mạnh mẽ các dòng di cư, lao động từ nông thôn,
càng làm những bất ổn và mất cân đối của đô thị
cũng như cả vùng trở nên nặng nề, khó giải quyết.
Bên cạnh các nhân tố trên có thể dễ dàng nhận
thấy những lợi thế nổi trội của TP. Hà Nội là đầu
mối trung chuyển hàng hóa của các tỉnh miền Bắc
Việt Nam, nằm trong hành lang kinh tế các thành
phố tiểu vùng sông Mê Kông (gần các thành phố
Nam Trung Quốc và Lào).
Hơn nữa lực lượng lao động trẻ, được đào tạo,
dễ dàng tuyển dụng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Hà Nội có hàng trăm viện nghiên cứu khoa học đầu
ngành, hơn 50 trường đại học và cao đẳng có khả
năng bổ sung cho thị trường lao động gần 80.000
sinh viên tốt nghiệp mỗi năm; ngoài việc sẵn sàng
đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao có tay
nghề, tố chất làm việc chăm chỉ của người lao động
sẽ là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất nâng
cao hiệu quả.
Các cơ quan chính phủ Việt Nam, phái đoàn
ngoại giao và các tổ chức quốc tế như tổ chức Liên
Hợp Quốc và Phái đoàn Liên minh châu Âu, đều
đặt trụ sở tại Hà Nội đã tạo ra cho các nhà đầu tư
một mạng lưới liên lạc tốt nhất để chia sẻ thông tin
và trao đổi kinh nghiệm.
Chính quyền Thành phố thực hiện cải cách thủ
tục hành chính ở tất cả các cấp trong việc xúc tiến,
quản lý và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài và các chương trình hỗ trợ phát triển
chính thức. Cơ chế “một cửa liên thông” trong giải
quyết thủ tục hành chính là một ví dụ thể hiện cam
kết của chính quyền Thành phố tạo lập môi trường
đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch, phù
hợp tiến trình hội nhập quốc tế.
Với những nỗ lực của chính quyền và nhân dân
Thành phố không ngừng cải thiện môi trường kinh
doanh và với những thành tựu đã đạt được, Hà Nội
đang là địa điểm đầu tư an toàn và thành công của
các nhà kinh doanh, nơi giao lưu văn hóa, gặp gỡ
thân tình của tất cả các bạn bè hữu nghị.
Yêu cầu đặt ra
Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động tới lợi
thế so sánh của Hà Nội trong vùng Thủ đô nói trên,
có thể chỉ ra có 8 nguyên nhân chính dẫn tới những
hạn chế trong việc khai thác các lợi thế của Hà Nội,
đó là: (i) Các lợi thế chưa được nhận dạng/nhận
biết rõ; (ii) Các lợi thế chưa đủ lớn để khai thác;
(iii) Doanh nghiệp chưa chú trọng khai thác lợi thế;
(iv) Các cơ quan quản lý nhà nước chưa quan tâm
tới các lợi thế của Hà Nội; (v) Chính sách chưa phù
hợp; (vi) Thiếu vốn đầu tư để khai thác các lợi thế;
(vii) Thiếu nhân lực để khai thác các lợi thế; (viii)
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa phù hợp với yêu cầu
khai thác lợi thế của Hà Nội.
Bên cạnh các nguyên nhân trên, kết quả khảo
sát với một mẫu nhỏ do nhóm tác giả thực hiện
cho thấy còn có 4 nguyên nhân dẫn tới những hạn
chế trong việc khai thác các lợi thế của Hà Nội bao
gồm: (i) Chính sách chưa phù hợp (ý kiến này được
57,1% người trong mẫu khảo sát đồng tình); (ii)
Nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp (có 58,1% người
trong mẫu khảo sát đồng ý); (iii) Doanh nghiệp
chưa chú trọng khai thác các lợi thế (36,4% số người
trong mẫu khảo sát tán thành); (iv) Cơ sở hạ tầng
kỹ thuật chưa phù hợp với yêu cầu khai thác lợi
thế của thành phố (số người có đánh giá này chiếm
46,8% mẫu khảo sát). Những đánh giá này là phù
hợp với những kết luận trong các công trình nghiên
cứu đã được thực hiện trước đây về vấn đề này.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thành Công (2013), Thực trạng và các giải pháp chủ yếu nâng cao
chất lượng tăng trưởng kinh tế Hà Nội giai đoạn 2011-2020, NXB Hà Nội;
2. Vũ Minh Long (2014), Một số vấn đề của kinh tế Việt Nam trong quá trình
hội nhập. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;
3. Trần Anh Tuấn (2016), Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với phát
triển bền vững ở Việt Nam trong những năm tới. Trung tâm Thông tin và
Dự báo kinh tế- xã hội quốc gia phối hợp với Irisch Aid (Ireland) tổ chức.
Hà Nội, 11/ 2016;
4. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2012), Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012: Từ
bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu. NXB Tri thức. Hà Nội.
5 A. Costinot, D. Donaldson (2012), Ricardo’s Theory of Comparative
Advantage: Old Idea, New Evidence. MIT Paper and proceeding.
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86,87,88,89,90,91,92,93,...110
Powered by FlippingBook