5.1. So ky 2 thang 12 - page 86

88
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Thực trạng thu hút
nguồn vốn FDI ở một số địa phương
Thu hút FDI vào tỉnh Bắc Ninh
Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế
thế giới, với lợi thế về vị trí địa lý cùng khả năng liên
kết vùng, khu vực thuận lợi, nguồn nhân lực chất
lượng và sự năng động của lãnh đạo Tỉnh, những
năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút có hiệu quả dòng
vốn FDI. Thời điểm tái lập Tỉnh năm 1997, Bắc Ninh
chỉ có 4 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký
177,58 triệu USD đến tháng 8/2016, đã tăng lên 882
dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 12,1 tỷ
USD. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2016, toàn Tỉnh
cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 111 dự án FDI
với tổng vốn đầu tư đăng ký là 429,58 triệu USD.
Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về mức độ hấp dẫn
các dự án FDI. Đến nay, Bắc Ninh đã có 15 khu công
nghiệp (KCN) tập trung được Chính phủ phê duyệt
với tổng diện tích 7.681 ha, trong đó có 9 KCN đã
đi vào hoạt động hiệu quả như: Tiên Sơn, Quế Võ,
Yên Phong, Thuận Thành III, Quế Võ II, Đại Đồng -
Hoàn Sơn, KCN Đô thị và dịch vụ VSIP, HANAKA.
Các KCN được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với
các ngành sản xuất có tính động lực như điện tử, dệt
may, cơ khí với kỹ thuật tiên tiến, làm tăng sức cạnh
tranh của các sản phẩm trên thị trường trong nước
và quốc tế.
Không chỉ thu hút được lượng FDI lớn, Bắc Ninh
còn được biết đến như là: “Thánh địa sản xuất điện
thoại di động của khu vực và thế giới”. Các dự án
FDI ở Bắc Ninh còn được đánh giá cao về chất lượng
bởi sự đầu tư của nhiều tập đoàn lớn và thương hiệu
toàn cầu như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn
Quốc), Nokia (Phần Lan), Pepsico (Hoa Kỳ), ABB
(Thụy Điển), Ariston (Italia)... Đây là điểm đặc biệt
đáng chú ý khi trên cả nước, số lượng các tập đoàn
lớn đầu tư còn khiêm tốn, không như kỳ vọng.
Nhìn chung, nguồn vốn FDI đã có những đóng
góp quan trọng đối với phát triển kinh tế tỉnh Bắc
Ninh. Cụ thể, khu vực FDI đã chiếm trên 85% tổng
giá trị sản xuất công nghiệp toàn Tỉnh, đóng góp tới
99% tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa Bắc Ninh trở
thành Tỉnh có giá trị xuất siêu lớn trên cả nước. Thu
nhập bình quân của lao động trong các KCN đạt
5,578 triệu đồng/người/tháng.
Thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam
Với vị trí mang tính chiến lược, kết nối các địa
phương trong nước và quốc tế, lợi thế nằm trên
tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, thuận lợi
cho việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ sang Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanmar và các nước khác
thuộc ASEAN, Đông Á… Cơ sở hạ tầng tương đối
đồng bộ, Quảng Nam đã tiến hành quy hoạch, xây
dựng các KCN và cụm công nghiệp. Đến nay, Quảng
Nam có 53 cụm công nghiệp, 8 KCN và khu kinh tế
mở Chu Lai. Nhờ chủ động trong xây dựng những
chính sách hỗ trợ nhà đầu tư linh hoạt, cải cách thủ
tục hành chính, tạo dựng môi trường đầu tư thông
thoáng… Quảng Nam cũng đã thu hút được nhiều
dự án đầu tư FDI hiệu quả như: Nhà máy Ô tô
Trường Hải, Kính nổi Chu Lai, các dự án du lịch
lớn của Indochina Capital, VinaCapital, Victoria,
Golden Sand, Palm Garden… là cơ sở tạo nên sự
phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Được biết, những ngày đầu mới tái lập Tỉnh,
Quảng Nam chỉ thu hút được dưới 10 doanh nghiệp
FDI với số vốn đăng ký đầu tư dưới 20 triệu USD.
Đến năm 2014, trên địa bàn Tỉnh đã có 104 dự án
FDI với vốn đăng ký trên 5,219 tỷ USD. Các doanh
THUHÚT ĐẦUTƯTRỰC TIẾPNƯỚC NGOÀI
Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNGVÀ BÀI HỌC CHOVĨNHPHÚC
NCS. PHẠM THANH TÂM -
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Kể từ thi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể đối với nền kinh tế Việt Nam cũng
như các địa phương trong cả nước. Khảo sát tình hình thu hút nguồn vốn FDI ở một số địa phương, bài viết
rút ra những bài học kinh nghiệm thu hút nguồn vốn FDI cho tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ khóa: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh tế, hội nhập kinh tế, kinh tế trọng điểm
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90,91,92,93,94,95,96,...110
Powered by FlippingBook