5.1. So ky 2 thang 12 - page 75

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
77
Giải pháp hoàn thiện kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Các DN khai thác và chế biến khoáng sản trên
địa bàn Thái Nguyên cần áp dụng một số giải pháp
về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm như sau:
Một là,
hoàn thiện công tác phân loại chi phí sản
xuất. Tại một số DN, việc phân loại chi phí sản xuất
chưa giúp ích cho nhà quản trị trong việc đưa ra
quyết định điều chỉnh chi phí. Vì vậy, chi phí sản
xuất tại các DN này nên đưa thêm cách phân loại
theo: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Việc
phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức này giúp
cho các DN kiểm soát được chi phí và lập dự toán
chi phí hợp lý hơn, có những quyết định phù hợp
với từng loại chi phí để DN có thể tiết kiệm tổng
biến phí, nâng cao hiệu lực của định phí trong sản
xuất kinh doanh.
Hai là,
hoàn thiện việc đánh giá sản phẩm dở
dang. Các DN nên xác định thêm phần chi phí của
sản phẩm dở dang trong quá trình trộn liệu phải
gánh chịu, do chi phí nguyên vật liệu chính chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất nên DN xác
định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí
nguyên vật liệu chính là hợp lý. Dựa trên chi phí
nguyên vật liệu chính phát sinh thực tế, khối lượng
sản phẩm hoàn thành và khối lượng sản phẩm dở
dang cuối kỳ, công thức xác định trị giá sản phẩm
dở dang cuối kỳ như sau:
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = [(Chi phí sản
xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí nguyên vật liệu chính
sử dụng trong kỳ)/(Số lượng sản phẩm hoàn thành
trong kỳ + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ)] x Số
lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sau khi đã xác định giá trị quặng xuất dùng chưa
sử dụng và giá trị sản phẩm dở dang đang trong
quá trình trộn liệu, giá thành sản phẩm của công ty
nên xác định theo công thức sau:
Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu
kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản
xuất dở dang cuối kỳ - Giá trị quặng xuất dùng chưa
sử dụng
Ba là,
xây dựng trung tâm chi phí. Đây là bộ phận
mà nhà quản trị chỉ chịu trách nhiệm và kiểm soát
về chi phí phát sinh tại bộ phận mình. Để giúp cho
nhà quản trị có thể phân tích được biến động chi phí
và xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan
tác động đến tình hình thực hiện định mức chi phí,
tại các DN có thể xây dựng trung tâm chi phí. Trung
tâm chi phí có thể là:
- Phân xưởng sản xuất tại các DN với cấp quản lý
là quản đốc phân xưởng;
- Xí nghiệp, nhà máy là các đơn vị thành viên với
cấp quản lý giám đốc xí nghiệp, giám đốc nhà máy.
Trung tâm chi phí có trách nhiệm lập báo cáo
biến động giữa chi phi thực tế với chi phí định mức.
Bốn là,
hoàn thiện lập dự toán chi phí sản xuất.
Để việc lập dự toán được chính xác và có tính khả
thi, cuối mỗi quý các DN cần căn cứ tình hình thực
hiện dự toán của quý đó và các yếu tố ảnh hưởng tới
các quý tiếp theo để tiến hành điều chỉnh hoặc lập
dự toán cho các quý tiếp theo.
Để hoàn thiện lập dự toán chi phí sản xuất kinh
doanh, DN cần phải thực hiện lập dự toán sản
lượng tiêu thụ, lập dự toán sản lượng sản xuất, lập
dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lập dự
toán chi phí nhân công trực tiếp, lập dự toán chi
phí sản xuất chung. Sau khi lập dự toán chi phí
sản xuất kinh doanh, căn cứ vào kết quả thực tế
sản xuất, sẽ tiến hành phân tích chênh lệch giữa kế
hoạch và thực tế. Thay vì công việc phân tích chênh
lệch được thực hiện theo cách lấy kết quả thực tế
trừ đi kế hoạch mà hầu hết các DN đang thực hiện,
các DN nên phân tích chênh lệch theo mô hình dự
toán động, từ đó đánh giá hiệu quả giữa kết quả
thực tế và số liệu dự toán có ảnh hưởng tốt hay xấu
tới lợi nhuận.
Năm là,
hoàn thiện việc phân tích mối quan hệ
giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận. Tại một số
DN, việc phân tích 3 chỉ tiêu chi phí, sản lượng
và lợi nhuận chỉ mới đưa ra kết luận về mặt con
số cho từng chỉ tiêu. Các DN nên có sự so sánh,
đánh giá mối quan hệ giữa 3 chỉ tiêu này để có
những kết luận chính xác và tìm ra nguyên nhân
khắc phục.
Sáu là,
hoàn thiện tổ chức bộ phận kế toán quản
trị. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như
trình độ cán bộ, tổ chức bộ phận kế toán quản trị
tại các DN có thể tổ chức kết hợp giữa kế toán tài
chính với kế toán quản trị theo từng phần hành
kế toán, kế toán viên theo dõi phần hành kế toán
nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán
quản trị phần hành đó, các nội dung kế toán quản
trị chung như việc phân tích các thông tin phục vụ
lập dự toán hay phục vụ cho việc ra quyết định của
Hội đồng quản trị, Ban điều hành DN có thể do kế
toán trưởng đảm nhiệm.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014;
2. Nguyễn Ngọc Quang (2014), Giáo trình Kế toán quản trị, NXB Đại học Kinh
tế Quốc dân;
3. Đặng Thị Loan (2011), Giáo trình Kế toán tài chính trong các DN, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
1...,65,66,67,68,69,70,71,72,73,74 76,77,78,79,80,81,82,83,84,85,...110
Powered by FlippingBook