K2 T2 - page 43

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
43
quan để chia sẻ thông tin. Xét ở phạm vi rộng hơn,
thông tin bất cân xứng còn thể hiện ở sự khác biệt
và không thống nhất thông tin giữa BHXH và các
cơ quan liên quan. Để thực hiện thu BHXH cần có
sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức BHXH và các cơ
quan liên quan như cơ quan thuế, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư... Nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan này sẽ xác định được chính xác, đầy đủ số
lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH, tạo cơ
sở để thu BHXH được hiệu quả.
Hai là,
người lao động thiếu thông tin về BHXH.
Người lao động thiếu thông tin về bản chất, mục
tiêu của BHXH, về quyền lợi và nghĩa vụ; điều kiện
tham gia; Hồ sơ, thủ tục tham gia BHXH... có thể
do các nguyên nhân sau:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến về BHXH mặc
dù đã được triển khai rộng rãi song còn chưa hấp dẫn
và thu hút đối tượng. Do đối tượng tham gia BHXH
đa dạng, thuộc nhiều thành phần kinh tế, nhiều
ngành nghề, lĩnh vực, độ tuổi, giới tính, trình độ dân
trí… khác nhau nên các hình thức phổ biến pháp luật
về BHXH chưa tiếp cận tới từng người lao động.
- Hiểu biết của người lao động về chính sách
BHXH còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến quyết định có hay không tham gia
BHXH, tham gia như thế nào... của người lao
động. Nếu không hiểu biết hoặc hiểu biết không
đầy đủ về BHXH, người lao động thuộc diện
tham gia BHXH bắt buộc sẽ tìm cách trốn đóng;
người lao động thuộc diện tham gia BHXH tự
nguyện sẽ quyết định không hoặc không tiếp
tục tham gia BHXH.
- Người lao động còn thiếu công cụ để quản lý
quá trình tham gia và hưởng BHXH của mình. Theo
quy định hiện hành, hàng tháng người sử dụng lao
động sẽ trích tiền đóng BHXH của người lao động
cùng với phần đóng góp của mình nộp cho cơ quan
BHXH. Điều này giúp quá trình quản lý thuận tiện
hơn vì điều kiện để người lao động tham gia BHXH
bắt buộc là phải có quan hệ lao động. Tuy nhiên,
quy định này dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị sử
dụng lao động trích tiền đóng BHXH của người lao
động nhưng không nộp cho cơ quan BHXH.
Hậu quả của bất đối xứng
thông tin trong bảo hiểm xã hội
Một là,
lựa chọn bất lợi: Với sản phẩm bảo hiểm
vốn có đặc tính vô hình, chất lượng sản phẩm chỉ có
thể đánh giá hoàn chỉnh khi xảy ra rủi ro và người
tham gia BHXH được nhận các khoản trợ cấp từ
cơ quan BHXH. Vì thế, những lựa chọn bất lợi của
người lao động có thể là không tham gia BHXH,
tham gia với mức tiền lương thấp hơn mức tiền
lương thực nhận từ người sử dụng lao động… Các
lựa chọn này khiến người lao động không được
nhận trợ cấp, hoặc được nhận trợ cấp với mức thấp
tương ứng với mức đóng. Lợi thế thông tin về đối
tượng được bảo hiểm giúp người lao động lựa
chọn mức tiền lương, tiền công (đối với BHXH bắt
buộc) và mức thu nhập (đối với BHXH tự nguyện)
giúp họ tối đa hóa lợi ích. Nếu một người có xác
suất xảy ra rủi ro lớn, đặc biệt với những sự kiện
bảo hiểm có thể dự đoán trước thời điểm phát sinh
như sinh con, họ sẽ hợp thức hóa hồ sơ để tham gia
BHXH với mức lương cao. Ngược lại, họ đăng ký
tham gia BHXH với mức lương thấp để tiết kiệm
chi phí trong hiện tại. Nếu cơ quan BHXH không
kiểm soát được mức lương làm căn cứ đóng BHXH
thực tế của người lao động sẽ là nguyên nhân dẫn
đến mất cân đối thu - chi.
Bên cạnh đó, BHXH tự nguyện trong trường
hợp thực hiện cả các chế độ ngắn hạn như ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
còn phải đối mặt với sự lựa chọn ngược nghĩa là
tình huống những người tham gia BHXH là những
người có khuynh hướng rủi ro cao bởi thông tin
bất đối xứng còn thể hiện qua hiểu biết của người
tham gia bảo hiểm về rủi ro của mình. Người
lao động sẽ không tham gia bảo hiểm nếu nhận
thấy mức độ thỏa dụng thấp khi tham gia một
sản phẩm bảo hiểm nào đó, ví dụ những người
khỏe mạnh có xu hướng không tham gia bảo hiểm
chăm sóc sức khỏe, những người đã qua độ tuổi
sinh đẻ không có nhu cầu tham gia chế độ thai
sản… Trong tình huống đó, số lượng người tham
gia thấp làm tăng phí bảo hiểm và giảm độ bao
phủ của BHXH.
Hai là,
tâm lý ỷ lại (rủi ro đạo đức): Cụ thể, sau
khi đã tham gia BHXH, bên có nhiều thông tin hơn,
tạo ra bất lợi cho bên còn lại để trục lợi là người lao
Biểu 1. Mức độ hiểu biết của người lao động
về BHXH tự nguyện
Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
1...,33,34,35,36,37,38,39,40,41,42 44,45,46,47,48,49,50,51,52,53,...120
Powered by FlippingBook