K2 T2 - page 50

50
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Việc tham gia của cộng đồng địa phương là một
nhân tố đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững. Khi
cộng đồng địa phương được tham gia phát triển du
lịch sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho du lịch,
vì họ có trách nhiệm với chính tài nguyên và môi
trường khu vực. Do vậy, cơ quan quản lý du lịch phải
tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng địa
phương, ủng hộ quan điểm cộng đồng địa phương
trong phát triển của chính họ, khuyến khích họ tham
gia vào các dự án, các hoạt động cho phát triển bền
vững du lịch. Ủng hộ các doanh nghiệp tham gia các
dự án, giải quyết những khó khăn cho dân cư sở tại,
hợp tác với người dân sở tại nhằm cung cấp hàng hóa
và dịch vụ của chính họ cho du khách, góp phần vào
phát triển du lịch của địa phương mình.
Thứ bảy, lấy ý kiến của nhân dân và các đối tượng có
liên quan.
Việc trao đổi giữa ngành Du lịch, cộng đồng, cơ
quan liên quan rất cần thiết nhằm giải tỏa những mâu
thuẫn trong quá trình thực hiện các bước của phát
triển du lịch. Tham khảo ý kiến của các bên liên quan
và cộng đồng dân cư, các tổ chức trong và ngoài nước,
phi chính phủ, chính phủ với các ý kiến cho dự án,
cho công trình phát triển du lịch bền vững, lồng ghép
các lợi ích của các bên nhằm mục đích hài hòa về lợi
ích trong quá trình thực hiện. Du lịch còn đem lại sự
tiếp xúc trực tiếp giữa du khách với người dân địa
phương và những thay đổi tiềm ẩn do tác động của
hoạt động du lịch mang lại. Lấy ý kiến rộng rãi nhân
dân và những đối tượng liên quan để khuyến khích sự
tham gia nhằm điều chỉnh những bước tiếp theo, lồng
ghép những lợi ích phù hợp.
Thứ tám, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Với phát triển du lịch bền vững, đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ vô cùng cần thiết.
Một lực lượng lao động đào tạo kỹ năng thành thạo,
không những mang lại lợi ích về kinh tế cho ngành
mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Trong
khâu tuyển dụng, chú ý nguồn nhân lực địa phương,
chú trọng trong đào tạo chuyên môn, cần lồng ghép
các vấn đề môi trường, xã hội trong công tác đào tạo,
nâng cao nhận thức cho cán bộ, học sinh, người dân
tham gia vào hoạt động du lịch về bản sắc văn hóa, sự
độc đáo sản phẩm văn hóa tại địa phương mình. Hỗ
trợ cho các cơ sở giáo dục bằng lợi nhuận chia sẻ từ
lĩnh vực du lịch.
Thứ chín, tiếp thị ngành Du lịch một cách có trách nhiệm
Cần tiếp thị, cung cấp những thông tin đầy đủ cho
du khách qua những phương tiện thông tin báo, đài,
internet… Cần tận dụng sức mạnh to lớn từ internet,
các công cụ tìm kiếm, sự bùng nổ của mạng xã hội và
các thiết bị thông minh. Tuy nhiên, thông tin quảng bá
cần phải được sàng lọc và kiểm duyệt trước khi đưa
ra công chúng nhằm giúp tương tác với du khách trên
toàn cầu hiệu quả hơn.
Thứ mười, coi trọng công tác nghiên cứu khoa học
ngành Du lịch
Để du lịch trở thành một ngành kinh tế chuyên
nghiệp, hiện đại và bền vững, hoạt động nghiên cứu
khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đào tạo và thực hiện
hoạt động phát triển du lịch. Các thành tựu khoa học
công nghệ về du lịch trong các lĩnh vực thời gian qua
đã trở thành những nền tảng khoa học quan trọng với
tính ứng dụng thực tiễn cao, góp phần vào sự phát
triển của ngành công nghiệp du lịch. Kết quả nghiên
cứu của một số công trình khoa học là tài liệu tham
khảo có giá trị cho cơ quan quản lý nhà nước trong
việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật,
hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển. Do
vậy, trong thời gian tới, khuyến khích nghiên cứu khoa
học và giám sát các hoạt động liên quan tới hoạt động
du lịch, phát triển bền vững ngành du lịch, khuyến
khích việc đánh giá dữ liệu trước khi tiến hành một dự
án. Đồng thời hỗ trợ việc nghiên cứu điều tra về thông
tin cũng như kết quả nghiên cứu,cho các đối tượng có
liên quan.
Tài liệu tham khảo:
1. Vũ Tuấn Cảnh và PhạmTrung Lương (2004), “Phát triển du lịch bền vững–Quan
điểm chiến lược của phát triển du lịch Việt Nam” ;
2. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (chủ biên) (2009), Giáo trình “Kinh tế du
lịch”(2009), NXB. Đại học Kinh tế quốc dân;
3. Đinh Trung Kiên, (2004), Sách “Một số vấn đề về du lịch Việt Nam”; NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội;
4. Đổng Minh Ngọc, Vương Lôi Đình (2000) “Kinh tế du lịch và du lịch học”
Trung Quốc;
5. Martin Opperman và Kye –Sung Chon (1997) “Tourism in Developing Countries
Nxb International Thomson Business Press;
6. Một số website: vietnamtourism.gov.vn, cinet.gov.vn.
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...120
Powered by FlippingBook