K2 T2 - page 40

40
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
tác xã nông nghiệp, tổ chức liên kết sản xuất với mô
hình “cánh đồng lớn”, sản xuất tập trung, ứng dụng
công nghệ cao…
Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM ở một số địa
phương cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết, trong
đó huy động nguồn lực cho xây dựng NTM đang có
những tồn tại và hạn chế đáng chú ý sau:
Thứ nhất,
cơ chế lồng ghép các nguồn lực từ các
chương trình, dự án chưa rõ ràng và chưa quan
tâm tới đặc thù từng địa phương. Thực tế các địa
phương mới chỉ tiến hành ghép vốn đối với các công
việc, mục tiêu có cùng nội dung. Tuy nhiên, điều
này lại gây khó trong tổng hợp kết quả đạt được của
từng dự án, chương trình từ việc ghép nguồn vốn
của các chương trình, dự án trên địa bàn.
Thứ hai,
công tác quy hoạch, xây dựng đề án (kế
hoạch) NTM của xã theo 19 tiêu chí được coi là điều
kiện tiên quyết của Chương trình, song đến nay,
công tác này triển khai tại một số địa phương còn
lúng túng và chậm.
Thứ ba,
nguồn lực cần thiết cho xây dựng NTM là
rất lớn. Chính phủ đã đưa ra phương thức hướng dẫn
là vốn đóng góp từ dân khoảng 10%, từ doanh nghiệp
(DN) 20%, từ tín dụng 30% và từ ngân sách nhà nước
là 40%. Trong đó, giai đoạn đầu, vốn ngân sách đóng
vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa tạo đà và tạo niềm tin
để huy động các khoản đóng góp khác. Tuy nhiên, vốn
ngân sách trung ương hiện còn rất thấp.
Nhận thức được vai trò của đầu tư tư nhân là
rất quan trọng đối với xây dựng NTM, Chính phủ
đã ban hành Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính
sách khuyến khích các DN đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn nhưng sau 5 năm triển khai thực hiện,
sự chuyển biến dường như là không đáng kể. Các
DN chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn.
Những đổi mới từ Chương trình nông thôn mới
Sau 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới
(NTM), Chương trình đã đạt được những kết quả
khá rõ rệt... Các địa phương đã tập trung chỉ đạo
thực hiện những nội dung trọng điểm, còn tồn tại
trên địa bàn và có nhiều cơ chế, chính sách linh hoạt
để huy động nguồn lực thực hiện Chương trình.
Nhờ đó, tốc độ đạt tiêu chí NTM của các xã tăng lên
rõ rệt. Kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và
đời sống người dân được các địa phương quan tâm
xây dựng, nâng cấp; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi
mới, thu nhập của người dân nông thôn được cải
thiện đáng kể; công tác tổ chức sản xuất đuwocj đổi
mới thông qua tăng cường hoạt động của các hợp
Đa dạnghóa các nguồnvốn
cho xây dựngnôngthônmới
Lê Thị Thu Hương
Xây dựng nông thôn mới là một chương trình trọng tâm của Nghị quyết số 26-NQ/TW, Nghị quyết toàn
diện nhất về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ trước tới nay. Tuy nhiên, nhiều địa phương
đã và đang gặp không ít khó khăn về nguồn vốn ngân sách hỗ trợ triển khai Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới. Do đó, việc phát huy nội lực, nâng cao tính chủ động là một việc làm cần thiết
nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
Từ khóa: Nông thôn mới, nguồn vốn, đa dạng hóa, vốn đầu tư
Ngày nhận bài: 01/01/2017
Ngày chuyển phản biện: 06/01/2017
Ngày nhận phản biện: 03/02/2017
Ngày chấp nhận đăng: 03/02/2017
New rural construction plays a key roal
in the 26-NQ/TW resolution on developing
agriculture, farmer and rural areas. However,
many provinces have been facing difficulties
in recieving capital for implementing
new rural program. Therefore, developing
internal resources and enhancing autonomy
is a necessary move in order to accelerate
construction of new rural areas.
Keyword: New rural areas, capital,
diversification, investment
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...120
Powered by FlippingBook