K2 T2 - page 34

34
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Trong năm 2016, theo số liệu của Cục Đầu tư nước
ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), đã có khoảng 1,3 tỷ
USD vốn FDI đổ vào thị trường BĐS. Năm 2016, có
nhiều dự án BĐS lớn đón nhận được nguồn vốn nước
ngoài như: Dự án Midtowen với tổng vốn đầu tư trên
225,6 triệu USD tại TP. Hồ Chí Minh; Dự án thành
phố Amata Long Thành (Đồng Nai) với vốn đăng ký
309,3 triệu USD của nhà đầu tư Thái Lan đầu tư xây
dựng khu đô thị mới… Bên cạnh đó, theo thống kê,
trong danh mục gần 80 dự án FDI quy mô vốn trên
500 triệu USD/dự án, đã có đến 28 dự án có vốn FDI
đầu tư vào lĩnh vực BĐS. Điều này cho thấy, lĩnh vực
BĐS đã được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
Nói về lý do BĐS ngày càng thu hút vốn ngoại,
một số chuyên gia cho rằng, Luật Kinh doanh BĐS
và Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/07/2015
cho phép người nước ngoài có quyền sở hữu đa dạng
đối với BĐS cho nhiều mục đích khác nhau như: cho
thuê lại, thế chấp và thừa kế. Điều luật này áp dụng
cho cả cá nhân và tổ chức nước ngoài như: quỹ đầu
tư, ngân hàng và doanh nghiệp BĐS. Đây được xem
là động lực phát triển cho lĩnh vực nhà ở.
Cùng với các điều chỉnh về luật, tiềm năng kinh
tế của Việt Nam đã được khẳng định lâu dài: Kinh tế
Việt Nam đang phục hồi và hội nhập sâu rộng, mà
cụ thể là Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương
mại tự do (FTA) mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu
tư lớn của quốc tế; bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra
nhanh, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng đã và
đang tạo điều kiện thuận lợi và minh bạch hơn cho
đầu tư trực tiếp nước ngoài…; lượng kiều hồi chuyển
về Việt Nam sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn, qua
đó BĐS cũng là một kênh hàng hóa được nhắm tới.
Những yếu tố cơ bản này, cùng với yếu tố chi phí
BĐS tương đối thấp và lợi nhuận cho thuê cao hiện
Sức thu hút FDI sẽ ngày càngmạnhmẽ
Kể từ tháng 12/1987, khi Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam (nay là Luật Đầu tư) được ban hành, nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đổ vào lĩnh
vực bất động sản (BĐS) Việt Nam với nhiều dự án quy
mô lớn. Đến cuối năm 2015, nguồn vốn FDI vào BĐS
không tính đến BĐS công nghiệp đã đạt trên 50,2 tỷ
USD với 426 dự án trên hầu hết các phân khúc của thị
trường, như nhà ở, khách sạn, văn phòng cho thuê,
trung tâm thương mại, các khu nghỉ dưỡng... Con số
này đã đưa BĐS đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp
hạng 19 lĩnh vực, ngành nghề thu hút FDI (chỉ sau
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo).
Vài traođổi về thuhút FDI
vào lĩnhvực bất động sảnViệt Nam
ThS. Đỗ Văn Trường, Ths. Nguyễn Trung Thùy Linh
- Đại học Thăng Long
Tiềm năng của một thị trường mới nổi, sự vận động của thị trường cùng những chính sách của Nhà nước
sẽ tạo điều kiện cho thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục hút dòng vốn đầu tư ngoại. Trong bối cảnh
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam đã, đang và sẽ tăng
lên, vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay là chúng ta cần phải có cách tiếp cận mới với dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản.
Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, bất động sản, dự án, kinh tế
Ngày nhận bài: 13/01/2017
Ngày chuyển phản biện: 15/01/2017
Ngày nhận phản biện:06/02/2017
Ngày chấp nhận đăng: 07/02/2017
The potential of an emerging market, the
movement of themarket alongwithgovernment
policies will allow the Vietnamese real estate
market to attract foreign investments. In the
context of foreign direct investments (FDI)
flowing more and more into the market
therefore we need a new approach to inflows
of FDIs into the real estate market.
Keyword: Foreign direct investments, real estate,
project, economic
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...120
Powered by FlippingBook