K2 T2 - page 49

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
49
Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, tính liên
ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, muốn phát triển
bền vững đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn xã hội. Mục
tiêu của phát triển bền vững mang tới sự hài hòa giữa
kinh tế - xã hội và môi trường nhưng không làm ảnh
hưởng tới tương lai. Để thực hiện mục tiêu đó, cần xác
định được 10 nguyên tắc của phát triển du lịch bền
vững, lấy làm kim chỉ nam cho những hoạt động tiếp
theo, giúp ngành Du lịch phát triển bền vững trong
tương lai, cụ thể:
Thứ nhất, khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý .
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, tài nguyên thiên
nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực,
đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong
nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục
vụ cho việc phát triển du lịch. Việc sử dụng, bảo tồn
bền vững tài nguyên thiên nhiên văn hóa xã hội là
hết sức cần thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài,
khai thác phục vụ hoạt động du lịch dựa trên sự tính
toán nhu cầu hiện tại. Ngành Du lịch cần ngăn chặn
sự phá hoại tới nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, nhân văn, phát triển và thực thi chính sách
môi trường hợp lý trên các lĩnh vực của du lịch, lắp
đặt các thiết bị giảm thiểu ô nhiễu không khí, nguồn
nước... Thực thi nguyên tắc phòng ngừa, tôn trọng
các nhu cầu của người dân địa phương, bảo vệ và
ủng hộ việc thừa hưởng di sản văn hóa dân tộc trên
thế giới, triển khai các hoạt động du lịch có trách
nhiệm và đạo đức, kiên quyết bài trừ các hoạt động
du lịch trái thuần phong mỹ tục.
Thứ hai, giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên
thiên nhiên.
Việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ở mức vừa đủ
một mặt giúp cho việc phục hồi tài nguyên thiên nhiên,
mặt khác giảm chất thải ra môi trường sẽ tránh nhiều
phí tổn cho việc hồi phục môi trường, góp phần tăng
chất lượng của du lịch. Để thực hiện được nguyên tắc
này ngành Du lịch cần phải khuyến khích giảm thiểu
việc tiêu thụ không đúng đắn của du khách, ưu tiên
việc sử dụng các nguồn lực địa phương, giảm rác thải
và đảm bảo rác thải an toàn do du khách xả ra, hỗ trợ,
đầu tư cơ sở hạ tầng cho địa phương, các dự án tái chế
rác thải, có trách nhiệm phục hồi tổn thất qua công tác
quy hoạch du lịch tạo ra.
Thứ ba, duy trì tính đa dạng thiên nhiên, xã hội và
nhân văn.
Cần phải trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên,
xã hội, môi trường của điểm đến, đảm bảo nhịp độ,
quy mô và loại hình phát triển du lịch, để bảo vệ tính
đa dạng của văn hóa địa phương. Phòng ngừa tôn
trọng sức chứa của mỗi vùng, giám sát chặt chẽ các
hoạt động du lịch đối với động thực vật, lồng ghép các
hoạt động du lịch vào các hoạt động của cộng đồng
dân cư, ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền
thống lâu đời bằng các ngành nghề hiện đại, khuyến
khích các đặc tính riêng của từng vùng, từng miền.
Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc
lợi xã hội, nhu cầu của sự phát triển, đảm bảo quy mô,
tiến độ của các loại hình du lịch nhằm gia tăng sự hiểu
biết lẫn nhau giữa du khách và dân cư sở tại...
Thứ tư, phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng
thể của kinh tế xã hội.
Sự tồn tại lâu dài của ngành Du lịch phải nằm
trong khuôn khổ chiến lược của quốc gia, vùng, địa
phương về kinh tế - xã hội. Để đảm bảo sự phát triển,
ngành Du lịch cần phải tính tới nhu cầu trước mắt
của cả người dân và du khách, trong quy hoạch cần
phải thống nhất các mặt kinh tế - xã hội, môi trường,
tôn trọng chiến lược của quốc gia, vùng, lãnh thổ, địa
phương, phát triển ngành lồng ghép trong chiến lược
chung, lấy chiến lược tổng thể làm định hướng phát
triển cho toàn Ngành. Phát triển ngành Du lịch phải
phù hợp với địa phương, phù hợp với quy hoạch mà
địa phương giao cho, sự phát triển đó mới bền vững
và lâu dài.
Thứ năm, phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho
địa phương.
Với tính đặc thù liên ngành, phát triển bền vững
không phải chỉ riêng nó mà kéo theo nhiều lĩnh vực
khác, trong lĩnh vực du lịch, việc hỗ trợ cho ngành
nghề khác không chỉ các doanh nghiệp lớn mà các
doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đơn vị được hỗ
trợ nhiều, dẫn đến hỗ trợ kinh tế cho địa phương. Nói
cách khác, ngành Du lịch làm nền cho sự đa dạng hóa
bằng kinh tế bằng hoạt động trong nhiều lĩnh vực.
Đầu tư cho du lịch, không chỉ là sản phẩm du lịch,
khu dự án, còn là sơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở hạ tầng
địa phương, mang lại lợi ích cho nhiều thành phần
kinh tế nhân dân sở tại.
Thứ sáu, thu hút sự tham gia của cộng đồng
địa phương vào phát triển bền vững du lịch.
“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, đề ra
mục tiêu: Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2020
đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,5 tỷ
USD; năm 2025 đạt 523 nghìn tỷ đồng, tương
đương 26 tỷ USD; năm 2030 đạt 708 nghìn tỷ
đồng, tương đương 35,2 tỷ USD. Đóng góp của
du lịch trong GDP: Năm 2020, chiếm 7%; năm
2025, chiếm 7,2% và năm 2030, chiếm 7,5%
tổng GDP cả nước.
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...120
Powered by FlippingBook