K2 T2 - page 47

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
47
ích công cộng, thông qua các khoản đầu tư được
thực hiện bởi và/hoặc quản lý thực hiện bởi các
doanh nghiệp tư nhân trong một thời gian quy
định. Nói cách khác, PPP là sự hợp tác giữa Nhà
nước và tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng và hoặc cung cấp các dịch vụ công, cùng
nhau hưởng lợi và chia sẻ rủi ro trong suốt vòng
đời dự án.
Hai là,
nhận diện khó khăn, thách thức thực
hiện PPP ở Việt Nam.
Nước ta đang thiếu chính sách toàn diện,
khuôn khổ pháp lý, thủ tục phát triển và hướng
dẫn thực hiện các mô hình PPP rõ ràng. Đến
nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2015/
NĐ-CP và Nghị định 30/2015/NĐ-CP nhưng các
khái niệm chưa thể hiện bản chất và nội hàm của
PPP vẫn còn thiên hướng của một dự án đầu tư
mà nguồn vốn vẫn là tài sản nhà nước. Bên cạnh
đó, các phương án kỹ thuật và kinh tế - xã hội
còn khuôn mẫu, làm giảm tính năng động và linh
hoạt cho các nhà đầu tư áp dụng khoa học công
nghệ mới, hoặc mô hình và giải pháp quản lý tiên
tiến vào thực tiễn.
Môi trường thuận lợi chưa đầy đủ, thiếu các
công cụ tài chính dài hạn và cơ chế chia sẻ rủi ro
thích hợp. Đó là chính sách rõ ràng minh bạch
và mang tính bền vững (hạn chế hoặc loại bỏ
khái niệm “sửa đổi, bổ sung một số điều”…),
biểu đồ tỷ giá và lãi suất ngoại tệ cần phải có
biên độ linh hoạt và dài hạn tương ứng với vòng
đời dự án. Đồng thời, các cuộc đàm phán công
suất không đủ, mua sắm, thực hiện và quản lý
của PPP. Trong nhiều cuộc đàm phán phía Nhà
nước vẫn còn mang tính dự án công giao cho
nhà thầu thực hiện, chưa thật sự hợp tác đúng
nội hàm của PPP là cùng nhau hưởng lợi và chia
sẻ rủi ro.
Ba là,
xây dựng khung chính sách.
Chính phủ cần tạo điều kiện cho việc thực
hiện các mô hình PPP bằng cách xây dựng chính
sách thuận lợi và chiến lược thực hiện, khuôn
khổ pháp lý và thể chế. Theo đó, khu vực tư nhân
(nhà đầu tư) sẽ đóng vai trò hàng đầu trong việc
xác định và thực hiện PPP, bao gồm thực hiện
nghiên cứu khả thi, nguồn lực huy động, chia
sẻ rủi ro, giám sát, đánh giá và cung cấp chuyên
môn kỹ thuật và kỹ năng quản lý. Nhà nước và
các tổ chức liên quan khác (bao gồm các tổ chức
tài chính, tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng
đồng, bảo vệ môi trường, các nhóm cộng đồng
và các nhóm lợi ích ngành) sẽ hỗ trợ thực hiện
PPP thông qua giám sát và đánh giá, phổ biến
thông tin để tạo ra một sự hiểu biết về bản chất
và lợi ích của mô hình này ở các khu vực mà họ
quan tâm.
Hiện nay, các dự án theo hình thức PPP và
hoạt động liên quan đang được rất nhiều nhà
đầu tư quan tâm và muốn tham gia thực hiện,
cụ thể: Xây dựng các trung tâm đầu mối: Bến xe,
chợ và các dịch vụ liên quan; Nhà giữ xe và bãi
giữ xe (kể cả điểm giữ xe trong nội đô); Xe trung
chuyển hàng hóa và người (xe buýt…); Dịch vụ
thu phí phương tiện, quản lý bến bãi, bảo trì bảo
dưỡng…; Các dự án giao thông nên đàm phán
thực hiện đúng bản chất PPP…
Một vài kiến nghị
Huy động nguồn lực theo hình thức PPP vào
làm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trong đô
thị. Đây đang được giới đầu tư đánh giá là một
kênh rất hiệu quả, do vậy, trong thời gian tới, cần
chú ý một số vấn đề sau:
Một là,
Nhà nước cần đảm bảo sự ổn định của
quy hoạch và chính sách về PPP. Cụ thể, cần xây
dựng khung thể chế (phạm vi) về PPP cho từng
hình thức đầu tư, để các nhà đầu tư có nhiều sự
lựa chọn và tự cân đối nặng lực (phân loại theo
ngành, theo giá trị đầu tư, theo vòng đời của dự
án…); hướng dẫn, xây dựng, thẩm dịnh dự án kỹ
lưỡng, đấu thầu và cạnh tranh minh bạch.
Hai là,
khi xây dựng hợp đồng cần chú ý tính
linh hoạt của các điều khoản, có biên độ điều
chỉnh, tránh thiệt hại cho nhà đầu tư cũng như
chính quyền.
Ba là,
tăng cường năng lực về PPP cho cán bộ,
công chức địa phương để trực tiếp thực hiện các
nhiệm vụ về dự án hiệu quả nhất, tránh tình trạng
địa phương hời hợt trong việc lựa chọn, thực hiện
dự án, để doanh nghiệp thâu tóm.
Bốn là,
trong khi tầm vĩ mô chưa hoàn thiện, có
thể ủy quyền cho cấp thành phố chủ động triển
khai nhằm tận dụng cơ hội và rút kinh nghiệm
thực tiễn để từng bước xây dựng khung chính
sách và sổ tay thực hiện PPP tại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2015), Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 về
đầu tư theo hình thức PPP;
2. Chính phủ (2015), Nghị định số 30/2015/NĐ-CP, ngày 17/03/2015
quy định chi tiết thi hành một số điếu của Luật Đấu thầu về lựa chọn
nhà đầu tư;
3. Government of India (December 2010); Department of Economic
Affairs Ministry of Finance; Developing Toolkits for Improving Public
Private Partnership Decision Making Processes - User Guide.
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...120
Powered by FlippingBook