K2 T2 - page 51

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
51
học thuật theo hướng sáng tạo đổi mới theo chiến
lược của từng trường đại học.
Tổng quan về tự chủ tài chính
của các trường đại học công lập Việt Nam
Sau một thời gian thực hiện Chiến lược đổi mới
giáo dục 2010-2020, giáo dục đại học nước ta đã phát
triển rõ rệt cả về quy mô, đa dạng hoá về loại hình và
các hình thức đào tạo, bước đầu điều chỉnh cơ cấu hệ
thống, cải tiến chương trình, quy trình đào tạo và huy
động nhiều nguồn lực xã hội cho đào tạo. Chất lượng
giáo dục đại học ở một số ngành, lĩnh vực, cơ sở giáo
dục có những chuyển biến tích cực, từng bước đáp
ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Đội ngũ
cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chủ yếu
được đào tạo tại các trường đại học công lập (ĐHCL)
trong nước, đã góp phần quan trọng vào công cuộc
đổi mới và xây dựng phát triển đất nước.
Tuy nhiên, những năm gần đây, khi đề cập tới
giáo dục đào tạo đại học, xã hội đều đánh giá rằng
chất lượng đào tạo đại học hiện nay còn thấp, còn có
một khoảng cách khá xa so với các nước phát triển
trong khu vực và trên thế giới. Thế nhưng, nếu chỉ
so sánh đầu ra - chất lượng đào tạo giữa Việt Nam
và các nước phát triển mà không đặt trong mối quan
hệ đầu tư cho đào tạo đại học ở Việt Nam và đầu
tư của các nước phát triển sẽ là khập khiễng. Hiện
nay, trung bình trong một năm học tại các trường
ĐHCL, mỗi sinh viên chỉ phải nộp khoảng 4,5 triệu
đồng học phí, trong khi, bình quân mức học phí quy
đổi ra đồng VND mà lưu học sinh Việt Nam phải trả
cho các trường đại học ở nước ngoài tuỳ theo từng
trường và từng chuyên ngành khoảng từ 300 triệu
đồng đến 500 triệu đồng/năm (gấp khoảng 150 lần
so với Việt Nam).
Khung phân tích tự chủ đại học
Tự chủ đại học bao gồm 4 nội dung chính: Tự chủ
về tổ chức; tự chủ về tài chính; tự chủ về nhân sự; tự
chủ về học thuật (EUA,2013). Trong các nội dung này,
tự chủ về tổ chức và tự chủ về tài chính được xem là
những tiền đề quan trọng có khả năng hoàn thiện
toàn bộ các nội dung tự chủ khác. Tự chủ tài chính
cho phép các trường huy động nguồn lực tài chính
và duy trì nguồn lực tài chính, đảm bảo việc tuyển
chọn lực lượng học thuật tốt nhất, từ đó phát triển
Vấnđề tự chủtài chính
của các trườngđại học công lậpViệt Nam
ThS. Mai Thị Sen
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Trong những năm qua, hệ thống các trường đại học công lập ở Việt Nam đóng vai trò chủ đạo trong hệ
thống giáo dục đại học cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập yêu cầu
đặt ra đối với các trường đại học phải tự chủ tài chính, giảm áp lực ngân sách cho Nhà nước nhưng vẫn
đảm bảo chất lượng đào tạo, đã đặt ra không ít thách thức. Trong phạm vi bài viết, tác giả đề cập một số
vấn đề về tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập, trên cơ sở phân tích luận giải về một số giải
pháp có tính quyết định đến chất lượng đào tạo và vai trò của nguồn lực tài chính.
Từ khoá: Đại học công lập, tự chủ tài chính, hội nhập, kinh tế tri thức, đào tạo, giáo dục
Ngày nhận bài: 25/12/2016
Ngày chuyển phản biện: 31/12/2016
Ngày nhận phản biện:10/1/2017
Ngày chấp nhận đăng: 13/1/2017
Over the years, the public university
system plays a key role in the higher education
system in both size and quality of training.
However, in the context of integration,
requirements imposed on the universities to
have financial autonomy, reducing pressure
on State budget, while ensuring the quality of
training poses many challenges. In this paper,
the author discusses some public university
financial autonomy issues and propose a
number of solutions crucial to the quality of
training and role of financial resources.
Public universities, financial autonomy, integra-
tion, knowledge economy, education
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...120
Powered by FlippingBook