K2 T2 - page 46

46
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nào phù hợp. Ví dụ: Đường có bề rộng lớn và
chịu được tải trọng cao sẽ cho phép các xe có
trọng tải tương ứng tham gia, các đường nhỏ
chỉ cho phép các xe tải trọng nhỏ tham gia. Bên
cạnh đó, cần tạo một số điểm trung chuyển nhỏ
trong nội đô nhằm giải quyết một số hàng hóa
đặc thù, khó bốc dỡ tại điểm tập kết đầu mối,
có thể xã hội hóa các điểm tập kết và tạo cơ chế
linh hoạt cho nhà đầu tư tham gia. Ngoài ra,
có thể xem xét vấn đề cấp mới biển số xe giống
như kinh nghiệm mà Singapore đã triển khai,
đó là rà soát lại các xe hết niên hạn sử dụng,
từ đó chỉ cấp thêm số xe mới tương ứng, trong
điều kiện nhu cầu cao thì đấu giá số xe được
cấp mới để tạo thêm nguồn thu, hoặc là chủ sở
hữu phải đảm bảo có diện tích để xe như đăng
ký hộ khẩu.
Đối với giải quyết quy hoạch hiện hữu:
Thực tế hiện nay, các khu vực hạ tầng giao
thông khó có thể mở rộng và xây dựng mới, cần
thiết phải hạn chế các phương tiện và trả lại lề
đường. Cụ thể, các phương tiện công cộng không
cần thiết phải to lớn, tránh diện tích chiếm chỗ
trên mặt đường, chỉ cần các xe cỡ nhỏ hoặc xe
buýt điện, quan trọng là xem xét tính toán
lượng người tham gia trên tuyến đường đó để
có tần suất hoạt động và điểm dừng xe hợp lý,
thuận tiện cho người tham gia giao thông. Các
loại phương tiện phải có thời hạn sử dụng, kể
cả phương tiện không kinh doanh vận tải, từng
bước loại bỏ các phương tiện không an toàn giao
thông, gây ô nhiễm môi trường. Vỉa hè, lề đường
do Nhà nước xây dựng phải dành cho người đi
bộ, bằng cách sơn phạm vi sử dụng để mọi người
cùng giám sát.
Đối với quy hoạch các khu vực lân cận và phát
triển đô thị trong tương lai:
Nhất thiết phải tính toán đến sự phát triển cơ
học của dân cư, đặc biệt là các trung tâm thương
mại và chung cư, từ đó hạ tầng phải đồng bộ từ
bề rộng mặt đường, phân luồng phương tiện, vỉa
hè, cấp thoát nước, cấp điện và hệ thống thông
tin. Các nhà đầu tư khu dân cư phải dành quỹ
đất cho hoạt động công cộng tương ứng với số
dân của dự án, đảm bảo tối thiểu các hạng mục
đi kèm như trường học (mầm non, tiểu học…),
bãi đỗ xe…; Khuyến khích các nhà đầu tư xây
dựng nhà giá rẻ phục vụ đối tượng công nhân
lao động như một số nơi tại tỉnh Bình Dương
đã làm.
Thứ hai, về vấn đề nguồn vốn
Kênh huy động vốn vào phát triển hạ tầng giao
thông đô thị hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư là
hình thức PPP. Hiện nay, về khung pháp lý Chính
phủ đã ban hành Nghị định 15/2015/NĐ-CP về
đầu tư theo hình thức PPP và Nghị định 30/2015/
NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Tuy
nhiên, các hình thức này chưa phản ánh đúng
nội hàm của PPP, cụ thể là sự tham gia của Nhà
nước chưa có hoặc chưa rõ ràng, bản chất vẫn
như Nghị định 77/1997/NĐ-CP; Nghị định 62/
NĐ-CP (năm 1998); Nghị định 78/NĐ-CP (năm
2007); Nghị định 108/2009/NĐ-CP, trong đó nhà
đầu tư hoàn toàn phải chịu và cân đối để thu hồi
vốn (như BOT hoặc đổi đất lấy hạ tầng như BT).
Thực tế số lượng các các nhà đầu tư trong nước
đủ lực thực hiện không nhiều, làm sao để kêu gọi
được các nhà đầu tư quốc tế? Để huy động được
nhiều nhà đầu tư quốc tế tham gia, cần sớm có
các quy định đảm bảo tính minh bạch và ổn định
trong môi trường đầu tư, cụ thể:
Một là,
làm rõ nội dung về PPP.
Theo đó, PPP không phải là việc nhà đầu tư
bỏ tiền ra xây dựng rồi thu phí hoàn vốn (như
BOT hiện nay), hoặc bỏ tiền ra xây dựng và
được Nhà nước giao đất để hoàn vốn (như BT
đang thực hiện). Theo cách hiểu truyền thống,
hợp đồng PPP là thỏa thuận hợp tác giữa Nhà
nước và khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công. Như
vậy, một phần hoặc toàn bộ công việc sẽ được
chuyển giao cho khu vực tư nhân thực hiện với
sự hỗ trợ của Nhà nước. PPP là tập trung vào
kết quả đầu ra và đầu ra của PPP là cơ sở hạ
tầng dịch vụ, không có cơ sở hạ tầng tài sản.
Lý do cho sự tập trung vào kết quả đầu ra và
dịch vụ chứ không phải tài sản là để khuyến
khích sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên công
cộng và cải thiện cơ sở hạ tầng chất lượng. PPP
có nghĩa là một sự sắp xếp giữa một chính phủ
hay tổ chức theo luật định hoặc thực thể thuộc
sở hữu của chính phủ, để cung cấp các tài sản
công cộng và/hoặc các dịch vụ liên quan cho lợi
Theo cách hiểu truyền thống, hợp đồng PPP là
thỏa thuận hợp tác giữa Nhà nước và khu vực
tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
và cung cấp các dịch vụ công. Theo đó, một
phần hoặc toàn bộ công việc sẽ được chuyển
giao cho khu vực tư nhân thực hiện với sự hỗ
trợ của Nhà nước.
1...,36,37,38,39,40,41,42,43,44,45 47,48,49,50,51,52,53,54,55,56,...120
Powered by FlippingBook