K2 T2 - page 44

44
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
động, người sử dụng lao động, bệnh viện... Về lý
thuyết, BHXH là sản phẩm không mong đợi, nghĩa
là người tham gia bảo hiểm không muốn được
hưởng trợ cấp vì điều đó đồng nghĩa với rủi ro
xảy ra với họ. Tuy nhiên, với những sự kiện không
hoàn toàn mang tính rủi ro như sinh con hoặc khi
rủi ro đã xảy ra người lao động tìm cách gia tăng
số tiền trợ cấp.
Hình thức trục lợi BHXH đa dạng và xuất hiện
ở tất cả các loại hình BHXH bao gồm BHXH, bảo
hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
và ở tất cả các chế độ bao gồm chế độ ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí,
tử tuất. Với BHXH bắt buộc, đối tượng có thể bị tai
nạn ngoài giờ làm việc nhưng được hợp lý hóa là
tai nạn lao động trong giờ làm việc để hưởng chế
độ; có thể đăng ký tham gia BHXH tại nhiều nơi
với mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cao hơn
mức lương thực tế để được hưởng nhiều khoản trợ
cấp khi sinh con; có thể báo ốm xin hưởng BHXH
để giải quyết việc của cá nhân… Với BHTN, người
lao động tranh thủ nhảy việc để hưởng khoản bảo
hiểm này hoặc chủ sử dụng lao động chứng nhận
thất nghiệp để hưởng BHTN. Với BHYT, lợi thế về
thông tin liên quan đến đặc thù chuyên môn khiến
tình trạng trục lợi dưới nhiều hình thức như lạm
dụng các dịch vụ kỹ thuật đắt tiền; các xét nghiệm
sinh hóa được làm nhiều lần, trùng lặp nhau; lạm
dụng thuốc, kê đơn thuốc một cách rộng rãi, tốn
kém và bất hợp lý… trở nên phổ biến và khó kiểm
soát xuất phát từ cả phía cơ sở khám chữa bệnh và
người tham gia BHYT.
Ba là,
vấn đề người ủy thác và người đại diện:
Xảy ra khi người đại diện (giám đốc công ty)
làm việc vì lợi ích của mình bất chấp lợi ích của
người ủy thác. BHXH quản lý đối tượng tham
gia theo danh sách đơn vị sử dụng lao động.
Trong việc đóng phí BHXH, chủ sử dụng lao
động chính là người đại diện, người lao động
là người ủy thác. Trong khi đó, bên có lợi thế
về thông tin hơn là người sử dụng lao động;
điều này dẫn đến tình trạng người sử dụng lao
động hàng tháng vẫn trích tiền đóng BHXH của
người lao động từ tiền lương, tiền công của họ;
nhưng không nộp cho cơ quan BHXH làm ảnh
hưởng đến quyền lợi của người lao động. Người
lao động vốn yếu thế hơn trong mối quan hệ
lao động, lại thiếu thông tin và không có đầy
đủ công cụ để giám sát quá trình đóng góp của
người sử dụng lao động dẫn đến người sử dụng
lao động mưu cầu lợi ích cá nhân bất chấp lợi
ích của người lao động bị ảnh hưởng.
Để giảm bất đối xứng thông tin
trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Ứng dụng lý thuyết về giảm tính bất đối xứng
thông tin của Michael Spence - nhà kinh tế học
Hoa Kỳ đạt giải Nobel Kinh tế năm 2001 và Joseph
Stiglitz - nhà kinh tế Hoa Kỳ, đạt giải Nobel Kinh
tế năm 2001 vào việc giảm bất đối xứng thông tin
trong lĩnh vực BHXH tương ứng như sau:
Một là,
cơ chế phát tín hiệu: Mặc dù, bên có
lợi thế thông tin hơn là người lao động, song việc
không tham gia BHXH cũng ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền lợi của người lao động khi gặp rủi ro.
Do đó, để trang bị cho người lao động những kiến
thức, hiểu biết cơ bản về BHXH, từng bước tạo ra
sự chuyển biến trong nhận thức, BHXH cần đẩy
mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến các đối
tượng thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong
phú: bằng các phương tiện thông tin đại chúng
(tivi, báo, đài…), pano, áp phích, tờ rơi; Lồng ghép
nội dung BHXH vào các buổi sinh hoạt tại thôn, xã,
các hội, đoàn thể, các DN, cơ quan. Ngoài ra, thúc
đẩy hiệu quả hoạt động của trang thông tin điện tử
của BHXH nhằm giúp tổ chức BHXH tiếp cận với
từng người lao động với chi phí thấp hơn rất nhiều
so với hình thức tuyên truyền trực tiếp.
Hai là,
cơ chế sàng lọc: Với vai trò là người mua,
đối tượng tham gia BHXH có thể tìm hiểu thông tin
về chế độ chính sách, hồ sơ thủ tục tham gia BHXH;
Điều kiện, thủ tục hưởng BHXH… từ kênh thông tin
chính thức của BHXH hoặc các kênh thông tin độc
lập khác, chẳng hạn như chuyên mục hỏi đáp của
các báo, chuyên mục hộp thư bạn đọc trên truyền
hình… Trong khi đó, với vai trò là người bán, cơ
quan BHXH có thể nắm bắt thông tin về người tham
gia một cách chủ động thông qua công tác thống kê,
điều tra; hoạt động thanh tra, kiểm tra; hoặc phối hợp
với các cơ quan liên quan như cơ quan thuế... Bên
cạnh đó, thông qua việc tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc thực hiện BHXH, cơ quan
BHXH có thể thiết lập cơ sở dữ liệu tập trung cho
toàn Ngành và tạo điều kiện cho người lao động công
cụ để cùng với BHXH quản lý tốt hơn việc thực hiện
trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội, Luật BHXH năm 2014 (Luật số 58/2014/QH13) ngày
20/11/2014;
2. Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2013), Nghiên cứu khả năng tham gia
chính sách BHXH tự nguyện của lao động có mức thu nhập từ trung bình
trở xuống để làm cơ sở xây dựng chính sách khuyến khích người dân tham
gia BHXH tự nguyện;
3. Một số trang web: molisa.gov.vn, thuvienphapluat.vn...
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...120
Powered by FlippingBook