K2 T2 - page 37

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
37
4/2001) đã xác định rõ định hướng đổi mới chính
sách căn bản là: “Tiếp tục đổi mới các công cụ quản
lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế. Đổi mới
hơn nữa công tác kế hoạch hóa, nâng cao công tác
xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội”. Nhà nước cũng đã bước đầu
phát huy vai trò của mình trong việc sửa chữa những
“khiếm khuyết của thị trường” thông qua các chính
sách bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ tài
nguyên và môi trường…
Sự linh hoạt của nhà nước trong điều hành kinh
tế, việc vận dụng “hai bàn tay” - cả vô hình lẫn hữu
hình là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế thị
trường phát triển. Hiện nay, Nhà nước ta thực hiện
vai trò kinh tế của mình thông qua các hoạt động: Xây
dựng thể chế kinh tế; ây dựng chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, dự án phát triển kinh tế quốc dân làm cơ sở
định hướng cho sự vận động của thị trường; tổ chức
xây dựng hệ thống kế cấu hạ tầng trong nền kinh tế;
giám sát, kiểm tra mọi hoạt động kinh tế thị trường;
thực hiện các quyền lợi của Nhà nước về kinh tế; đảm
bảo tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế
vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ
chế thị trường.
Vai trò của Nhà nước đối với
vốn xây dựng giao thông nông thôn
Giao thông vận tải nói chung và giao thông nông
thôn nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, là bộ phận của kết cấu hạ tầng
kinh tế mang tính đột phá trong công cuộc đổi mới,
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Các mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương
được thực hiện nhờ mạng lưới giao thông vận tải.
Do đó, những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn
hoặc các đầu mối giao thông vận tải cũng là những
nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư.
Nước ta có khoảng 70% dân cư sinh sống tại vùng
nông thôn, vì vậy vấn đề đầu tư phát triển hệ thống
đường giao thông nông thôn để phát huy đúng vai
trò của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội đặt ra
yêu cầu cấp thiết cần được ưu tiên và khẳng định
vai trò “đi trước, mở đường”.
Xuất phát từ tình hình trên, việc xác định vai trò
của Nhà nước trong phát triển đường giao thông
nông thôn nói chung, trong đó vai trò của Nhà nước
đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn là
một vấn đề không chỉ quan trọng về kinh tế, mà còn
quan trọng về chính trị, xã hội. Phát huy vai trò nhà
nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông
thôn hiện đang là một vấn đề nổi cộm, nhất là trong
bối cảnh chúng ta đang quyết tâm thực hiện thắng
lợi Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn.
Đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn cần
lượng vốn lớn, trong khi nguồn vốn hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước không đáng kể. Bài toán đặt ra là cần
huy động các nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn như
vốn vay ODA, vay tín dụng ưu đãi, vốn góp của người
dân… Thực tế, nguồn vốn cho xây dựng đường giao
thông nông thôn là rất hạn hẹp, nguồn ODA hay vay
ưu đãi chỉ dành cho một số công trình trọng yếu hoặc
dành cho các vùng kém phát triển, vùng sâu, vùng xa.
Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư thi công các công trình
giao thông nông thôn, Nhà nước đề ra chủ trương:
“Dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ một phần”. Hiện
thực hóa chủ trương này, vai trò của Nhà nước đối với
vốn xây dựng đường giao thông nông thôn được đặc
biệt nhấn mạnh ở các hoạt động như: Phân bổ vốn,
huy động, quản lý và sử dụng vốn.
Từ những phân tích ở trên có thể khái quát, vai
trò của Nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao
thông nông thôn là tập hợp những nhiệm vụ của
Nhà nước được thực hiện theo chức năng để tạo môi
trường khai thác, phân phối, huy động, quản lý và
sử dụng vốn xây dựng đường giao thông nông thôn
theo mục tiêu đã đề ra.
Vai trò của Nhà nước đối với vốn xây dựng đường
giao thông nông thôn chỉ được phát huy khi: Đảng
bộ và chính quyền các cấp nhận thức đúng đắn tầm
quan trọng của đường giao thông nông thôn đối với
phát triển kinh tế địa phương cũng như cải thiện
đời sống của người dân nông thôn, từ đó đề ra chủ
trương, kế hoạch phát triển giao thông nông thôn
đúng đắn.
Bên cạnh đó, cần đề cao vai trò của Nhà nước
đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn
trên cơ sở tăng cường mối liên hệ giữa cấp uỷ đảng
chính quyền địa phương với nhân dân. Cán bộ lãnh
đạo và chính quyền chủ chốt ở các địa phương cần
chỉ đạo quyết liệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả
các chương trình dự án xây dựng đường giao thông
nông thôn. Chính quyền các cấp cần coi trọng công
tác đánh giá sơ kết, tổng kết công tác xây dựng, quản
lý giao thông nông thôn và nhân rộng các mô hình
phát triển giao thông nông thôn hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
1. Vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam, tapchikinhtevadubao.com.vn;
2. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam hiện nay, tapchicongsan.org.vn;
3. Nội dung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, voer.edu.vn.
1...,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 38,39,40,41,42,43,44,45,46,47,...120
Powered by FlippingBook