K2 T2 - page 54

54
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đội ngũ
DN vừa và nhỏ tuy thích nghi tốt với sự thay đổi
của thị trường nhưng không thể xoay chuyển tình
thế trong quá trình phát triển và cạnh tranh quốc
tế như những DN lớn.
- Cơ cấu kinh tế hiện đại không tự có mà phải
do con người tạo ra. Nó là kết quả của việc chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, kết quả của việc tái cơ cấu kinh
tế hay kết quả của việc làm mới cơ cấu kinh tế do
con người thực hiện một cách có tổ chức. Tức là
con người tiến hành xây dựng cơ cấu kinh tế hiện
đại một cách có kế hoạch, được đáp ứng đầy đủ
nguồn lực (nhất là vốn đầu tư và nhân lực) và được
đảm bảo thỏa đáng bằng thể chế kinh tế phù hợp
cùng với việc thực thi phương án đã vạch ra với
một quyết tâm chính trị cao.
Các biểu hiện cơ bản của cơ cấu kinh tế hiện đại
Biểu hiện thứ nhất:
Những nền kinh tế phát triển
là những nền kinh tế đã đạt trình độ phát triển cao
dựa trên cơ sở có nhiều tập đoàn kinh tế lớn xuyên
quốc gia, công nghệ cao (thậm chí có thể nói họ còn
nắm giữ công nghệ nguồn), nhân lực chất lượng
cao, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, họ tham gia
vào các chuỗi giá trị toàn cầu mạnh mẽ và có đối
tác cũng như bạn hàng đều thuộc loại lớn.
Mối quan hệ giữa các DN gắn kết chặt chẽ
theo chuỗi giá trị sản xuất hoặc theo cụm, ngành
công nghiệp đa ngành. Đối với Việt Nam, đó có
thể là các DN thuộc lĩnh vực sản xuất lúa gạo,
khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất cơ khí chế
tạo máy móc, thiết bị và sản xuất hàng điện tử,
tin học. Công nghiệp sản xuất sản phẩm văn hóa,
thiết bị nghe nhìn đang ngày càng có ý nghĩa
quan trọng.
Biểu hiện thứ hai:
Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ
trọng lớn. Theo lý thuyết, các DN tạo nên nền
kinh tế được chia thành ba tầng: Tầng 1 gồm các
lĩnh vực tư vấn, thiết kế tạo ra nhiều giá trị gia
tăng nhất; Tầng 2: gồm các lĩnh vực phân phối
và tiêu thụ sản phẩm, tạo ra nhiều thứ hai giá trị
gia tăng. Tầng 3: gồm các lĩnh vực sản xuất ra sản
phẩm xã hội. Tầng này tạo ra ít giá trị gia tăng
nhất nên các quốc gia phát triển muốn chuyển các
lĩnh vực sản xuất thuộc tầng này sang các quốc
gia kém phát triển.
Biểu hiện thứ ba:
Sau khi quan sát ba cuộc cách
mạng công nghiệp của nhân loại và quan sát các
nền kinh tế kể trên, tác giả đã phát hiện những
điểm rất then chốt và tâm đắc nhận ra rằng, chữ
“cao” và chữ “lớn” là dấu hiệu quan trọng nổi bật
của cơ cấu kinh tế hiện đại. Đối với các nước trong
quá trình hoạch định chính sách tái cơ cấu kinh tế
theo hướng hiện đại, không thể không tham khảo
những dấu hiệu: Công nghệ cao/Chất lượng cao/
Đẳng cấp cao; Thích ứng cao; Chất lượng nhân lực
cao; Sản xuất hàng hóa lớn (khối lượng lớn); Thị
trường lớn/Bạn hàng lớn/Đối tác lớn; Không gian
kinh tế lớn (sức tham gia chuỗi giá trị toàn cầu rất
rộng trên thế giới)
Biểu hiện thứ tư:
Tỷ trọng của lĩnh vực công nghệ
cao và phần còn lại. Đây là dấu hiệu quan trọng
nhất của cơ cấu kinh tế xét theo quan điểm hiện
đại. Các ngành sản phẩm sử dụng công nghệ cao
thuộc tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Chúng làm nền tảng cho quá trình hiện đại hóa
nền kinh tế và quyết định sự phát triển của các
lĩnh vực chưa sử dụng công nghệ cao. Các lĩnh vực
sử dụng công nghệ chưa cao là lực lượng bổ trợ
cho các ngành sản phẩm sử dụng công nghệ cao
và cùng tạo ra sự phát triển tổng hợp cũng như sự
đồng bộ của nền kinh tế quốc gia. Các ngành sản
phẩm có công nghệ cao ngày càng gia tăng theo
các giai đoạn phát triển hiện đại hóa. Sau mỗi giai
đoạn hiện đại hóa tỷ trọng các ngành sản phẩm
công nghệ cao ngày càng tăng và đạt tới mức nền
kinh tế có sức cạnh tranh cao và có khả năng tự chủ
ngày càng lớn.
Biểu hiện thứ năm:
Tỷ trọng của khối ngành phi
nông nghiệp và nông nghiệp đã vượt ngưỡng tiên
trong quá trình làm mới cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
Loại công nghệ chính
Hướng ứng dụng chủ yếu trong tái cơ cấu kinh tế
1- Công nghệ sinh học và gien
Sử dụng trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản; chế biến
thực phẩm, nước giải khát, chế biến thuốc chữa bệnh…
2- Công nghệ thông tin
Sử dụng trong lĩnh vực chế tạo thiết bị tự động hóa và quản trị
phát triển (nhất là xây dựng chính quyền điện tử)
3- Công nghệ vũ trụ
Sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu viễn thám, phát hiện tài nguyên, dự báo thiên tai, thời tiết…
4- Công nghệ đại dương
Sử dụng phát hiện và khai thác tài nguyên trong lòng biển và
năng lượng biển (đối với địa phương có biển)
5- Công nghệ vật liệu mới
Sử dụng để sản xuất vật liệu mới siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn…
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...120
Powered by FlippingBook