K2 T2 - page 55

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
55
tiến. Cơ cấu kinh tế nên xem xét cả theo góc độ
quan hệ tỷ lệ giữa khối ngành phi nông nghiệp
và nông nghiệp để thấy rõ hơn mức độ hiện đại
hóa của phân công lao động xã hội và hiện đại
hóa cơ cấu kinh tế. Cơ cấu giữa hai khối ngành
phi nông nghiệp và nông nghiệp rất quan trọng
đối với sự phát triển. Hai khối phi nông nghiệp
và nông nghiệp phải phát triển nhịp nhàng thì
sản xuất mới phát triển có hiệu quả và bền vững.
Nhờ đó, quá trình chuyển từ nông nghiệp truyền
thống sang công nghiệp có năng suất lao động
cao sẽ diễn ra bền vững hơn. Nếu một nền kinh
tế các ngành phi nông nghiệp có tỷ trọng khoảng
trên 85%, năng suất lao động đóng góp khoảng
trên 85% phần gia tăng GDP và khoa học công
nghệ đóng góp khoảng trên 85% tăng năng suất
lao động thì được coi là đã bước vào ngưỡng của
một nền kinh phát triển.
Ngoài ra, có thể phân tích cơ cấu kinh tế hiện
đại theo hình thức tỷ trọng các sản phẩm chủ lực
trong tổng thể nền kinh tế. Một nền kinh tế mà
không có sản phẩm chủ lực thì cũng chưa thể có cơ
cấu kinh tế hiện đại.
Làm mới cơ cấu kinh tế
theo tính hiện đại trong điều kiện Việt Nam
Trong bối cảnh nước ta và nhiều nước đang tích
cực triển khai tái cơ cấu kinh tế thì đây là vấn đề
lớn và có tính thời sự. Tác giả đồng tình với quan
điểm của học giả Ngô Doãn Vịnh trong cuốn “Đầu
tư và phát triển” cho rằng, dù nói tái cơ cấu kinh tế
hoặc nói chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì chúng cũng
đều có mục đích chung là làm mới cơ cấu kinh tế
trên cơ sở đổi mới cả quy mô và cơ cấu đầu tư phát
triển. Làm mới cơ cấu kinh tế là công việc phức
tạp, khó khăn và đòi hỏi phải có thời gian cũng
như phải được nghiên cứu một cách khoa học và
trước hết là phải dựa trên việc làm mới đầu tư phát
triển. Làm mới cơ cấu kinh tế là quá tŕnh thay đổi
cơ cấu ngành nghề, sản phẩm, cơ cấu công nghệ
trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Nói cách
khác, đó là việc làm mới tất cả các ngành, lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân theo hướng hiện đại và
hiệu quả cao.
Làm mới cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại là
việc hình thành cơ cấu kinh tế có mục tiêu tiến bộ,
bởi tư duy hiện đại, bằng phương pháp hiện đại
và dựa trên nền tảng kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
Nói như thế có nghĩa là, làm mới cơ cấu kinh tế
hướng tới hiên đại chính là từng bước phát triển
nền kinh tế tri thức. Do vậy, cần coi trọng và phát
huy có hiệu quả năm hướng công nghệ mũi nhọn
cơ bản phải trở thành tư tưởng xuyên suốt cho quá
trình làm mới cơ cấu kinh tế của nước ta.
Từ những phân tích ở trên và tham khảo ý kiến
của Ngân hàng Thế giới (World Bank), thì làm mới
cơ cấu kinh tế phải theo nguyên tắc lấy phát triển
công nghệ cao làm trọng điểm. Ở Việt Nam để làm
mới cơ cấu kinh tế có thể tham khảo hướng ứng
dụng công nghệ gắn với các trọng tâm tái cơ cấu để
hình thành được những sản phẩm chủ lực.
DN lớn và sử dụng công nghệ hiện đại chiếm
giữ vai trò chủ yếu trong việc hình thành và phát
triển cơ cấu kinh tế. Đối với Việt Nam, những DN
lớn, sử dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực
sản xuất thủy điện, sản xuất xi măng, sản xuất thép
và chế tạo cơ khí nặng, sản xuất điện tử - cơ điện tử,
sản xuất thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế… chiếm vị
trí lớn trong nền kinh tế thì lúc ấy nền kinh tế Việt
Nam có cơ cấu kinh tế hiện đại.
Định hướng công nghệ mũi nhọn cần quan
tâm
đến làm mới cơ cấu kinh tế vừa mang tính
kinh tế, vừa mang tính chính trị và mang tính xã
hội sâu sắc. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả yếu
tố vật chất và yếu tố phi vật chất; cả yếu tố kinh
tế và yếu tố phi kinh tế. Làm mới cơ cấu kinh tế
bắt đầu từ cái dễ, chỗ dễ rồi tới cái khó, chỗ khó.
Đồng thời, việc làm mới cơ cấu kinh tế cần có bước
đi thích hợp. Tinh thần đổi mới luôn luôn túc trực
trong quá trình làm mới cơ cấu kinh tế theo hướng
hiện đại. Việc làm mới cơ cấu kinh tế phải được tổ
chức đánh giá, rút bài học và điều chỉnh mục tiêu,
giải pháp làm mới cơ cấu kinh tế một cách kịp thời,
hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, NXB Thống kê,
Hà Nội;
2. Đặng Hữu, Kinh tế tri thức: Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2004;
3. Bùi Nhật Quang (2008), Đổi mới cơ cấu đầu tư của nền kinh tế Việt Nam
sau khủng hoảng, Tham luận khoa học tại Viện hàn lâm khoa học Thượng
Hải, Trung Quốc;
4. Viện Chiến lược phát triển (2014), Tái cơ cấu kinh tế để phục hồi đà tăng
trưởng kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội ;
5. Ngô Doãn Vịnh (2011), Đầu tư phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Làm mới cơ cấu kinh tế hướng tới hiên đại
chính là từng bước phát triển nền kinh tế tri
thức. Do vậy, cần coi trọng và phát huy có hiệu
quả năm hướng công nghệ mũi nhọn cơ bản
phải trở thành tư tưởng xuyên suốt cho quá
trình làmmới cơ cấu kinh tế của nước ta.
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...120
Powered by FlippingBook