K2 T2 - page 60

60
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
chúng ta không thể áp dụng các biện pháp hành
chính để kiểm soát kiều hối. Nếu vậy, Việt Nam
không còn là quốc gia hấp dẫn thu hút kiều hối.
Trong khi, Việt Nam vẫn cần lượng kiều hối để bù
đắp thâm hụt cán cân vãng lai và sử dụng kiều hối
khi nền kinh tế bị thiếu vốn. Vấn đề đặt ra là làm
thế nào nhằm kiểm soát và sử dụng có hiệu quả
luồng kiều hối để phát triển kinh tế và giữ ổn định
thị trường tài chính trong hội nhập quốc tế. Từ thực
tiễn, bài viết đề xuất một số giải pháp định hướng
cho dòng kiều hối như sau:
Thứ nhất,
cần xây dựng chính sách bảo hộ và
tạo điều kiện cho doanh nhân, trí thức kiều bào về
nước làm việc, đầu tư kinh doanh; khuyến khích
việc hình thành các hiệp hội chuyên ngành, mở rộng
hợp tác trong cộng đồng với trong nước theo tinh
thần “ích nước lợi nhà”. Có thể tạo điều kiện cho
dòng kiều hối tham gia vào thị trường chứng khoán
theo chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước. Kêu gọi kiều bào đầu tư vào những dự án
phát triển kinh tế bền vững.
Thứ hai,
Nhà nước cần có nhiều hơn nữa những
quy định thông thoáng hơn trong việc mua nhà ở tại
Việt Nam của Việt Kiều định cư ở nước ngoài, giảm
thiểu thủ tục giấy tờ hành chính, bảo vệ quyền lợi
chính đáng của họ khi mua nhà. Điều này sẽ thúc
đẩy thị trường bất động sản trong nước phát triển.
Thứ ba,
cho phép người nhận kiều hối trực tiếp
bằng ngoại tệ, không bắt buộc phải chuyển đổi
ngay ra nội tệ, không bắt buộc phải gửi tiết kiệm
vào NHTM, không bắt buộc phải bán ngay cho ngân
hàng. Việc chênh lệch lãi suất ngoại tệ ở Việt Nam
so với nước ngoài cũng như việc chênh lệch lãi suất
giữa ngoại tệ và VND ở Việt Nam cũng là nhân tố
thu hút nguồn ngoại tệ đổ về Việt Nam. Lãi suất
cần được điều hành phù hợp với các cân đối vĩ mô,
đảm bảo an toàn hệ thống NHTM, nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, hoạt động
ngân hàng của NHNN. Cần có biện pháp đảm bảo
cho lãi suất tiền gửi nội tệ đủ sức hấp dẫn, khuyến
khích người nhận kiều hối chuyển sang nội tệ gửi
vào NHTM.
Thứ tư,
chú trọng mở rộng các kênh chuyển tiền,
cải tiến công nghệ. Hiện nay, kiều hối chuyển về Việt
Nam qua kênh dịch vụ chuyển tiền nhanh Western
Union đã lên đến trên 200 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Để đón dòng tiền của Việt kiều và người lao
động xuất khẩu, hầu hết các ngân hàng đều triển
khai các chương trình, dịch vụ ưu đãi nhằm thu hút
tối đa nguồn kiều hối.
Thứ năm,
vấn đề về kiều hối và phòng chống rửa
tiền ở Việt Nam, cần phải có những biện pháp thiết
thực để vừa khuyến khích kiều bào gửi tiền về xây
dựng đất nước vừa ngăn chặn được tội phạm rửa
tiền thông qua con đường này.
NHNN cần ưu tiên đầu tư hệ thống công
nghệ thông tin về phòng, chống rửa tiền cho Cục
phòng, chống rửa tiền. Cục Phòng, chống rửa
tiền thu thập, phân tích thông tin về các giao dịch
phải báo cáo, các giao dịch đáng ngờ từ các tổ
chức tín dụng một cách nhanh chóng và kịp thời.
Ban hành quy chế giám sát việc tuân thủ các quy
định về phòng chống rửa tiền. Việc ban hành quy
chế giám sát sẽ giúp cho cơ quan thanh tra của
NHNN nói chung và Cục Phòng, chống rửa tiền
nói riêng chủ động trong việc thanh tra giám sát
các NHTM. Thường xuyên tổ chức các buổi tọa
đàm về phòng, chống rửa tiền với các NHTM và
tăng cường hợp tác vơi các tổ chức quốc tế hoạt
động trong lĩnh vực này. Đối với các NHTM cần
thành lập các bộ phận chuyên trách về phòng,
chống rửa tiền. Xây dựng chính sách nhận biết
khách hàng để theo dõi, tìm hiểu khách hàng góp
phần quan trọng trong việc kiểm soát các rủi ro
của ngân hàng.
Thứ sáu,
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
nguồn kiều hội cần được coi trọng như các nguồn
vốn FDI, ODA hay viện trợ không hoàn lai để phục
vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. Đỗ Thị Đức Minh và cộng sự (2007), Ảnh hưởng của kiều hối đến nền kinh
tế Việt Nam, Đề tài khoa học cấp ngành, KNH 2006-07, NHNN Việt Nam;
2. Nguyễn Anh Dũng và cộng sự (2005), Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư về
nước của cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương;
3. Võ Trí Thành và các cộng sự (2004), Chính sách tiền tệ Việt Nam trong quá
trình đổi mới và cải cách kinh tế, Dự án CIEM - UNDP VIE 01/025;
4. Lê Minh Tâm và Nguyễn Đức Vinh (1999), Tiền gửi về cho gia đình và phân
phối thu nhập, trong “Hộ gia đình Việt Nam - Nhìn qua phân tích định
lượng”, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 1999;
5. David C. Grace (2005), Rimittances – Devolopment impact and future
prospects, The international Bank for Reconstruction and Development/The
World bank Chapter 8, p159.
Từ năm 1993 đến 2012, lượng kiều hối đã tăng
lên khoảng 100 lần, từ 141 triệu USD năm1993
lên 10 tỷ USD năm 2012 và năm 2015 là Việt
Nam đã đạt hơn 13 tỷ USD kiều hối chuyển về
từ nước ngoài. Tuy nhiên, năm 2016 có sự sụt
giảm khoảng gần 25%, làm cho lượng kiều hối
chuyển về chỉ còn hơn 9 tỷ đồng.
1...,50,51,52,53,54,55,56,57,58,59 61,62,63,64,65,66,67,68,69,70,...120
Powered by FlippingBook