K2 T2 - page 57

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
57
thực hiện nhiều chính sách riêng như: Tăng phụ cấp
cán bộ kinh tế ở miền núi, trợ cấp đi học, ưu đãi cán
bộ nữ, cán bộ xung phong xuống phường, xã. Những
chính sách ưu đãi và ổn định này giúp cán bộ yên
tâm công tác, gắn bó lâu dài và cống hiến cho địa
phương. Thực tiễn thời gian qua, cấp huyện Thanh
Hóa đã giới thiệu được nguồn cán bộ đưa vào quy
hoạch khá dồi dào, phong phú. Chất lượng cán bộ
đưa vào nguồn có sự chuyển biến khá so về trình độ
chuyên môn, chính trị, độ tuổi bình quân thấp. Về
năng lực chuyên môn, đa số trưởng, phó phòng ban
chuyên môn thuộc cấp huyện đều có trình độ đại học
trở lên. Nhiều cán bộ đã thích ứng nhanh với cơ chế
mới, dám nghĩ, dám làm, tâm huyết, trách nhiệm đối
với sự nghiệp đổi mới của địa phương.
Chất lượng cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện
ở Thanh Hóa đã được nâng lên một bước, song
so với yêu cầu thực tiễn và chất lượng, hiệu quả
công việc thì vẫn còn những hạn chế, đó là: Một số
lượng khá lớn cán bộ đang làm nhiệm vụ quản lý
kinh tế chưa được đào tạo một cách cơ bản và có
hệ thống về quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị
trường. Năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên
môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp; thiếu
khả năng bao quát tình hình, chậm thích ứng với
nhiệm vụ mới. Đa số cán bộ, công chức cơ sở chưa
có khả năng dự báo, xây dựng chương trình kế
hoạch, thiếu khả năng nghiên cứu, tổng hợp tình
hình, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Cơ cấu cán
bộ quản lý kinh tế đang có sự mất cân đối lớn xét
cả về độ tuổi và giới tính, lẫn sự phân bổ theo
ngành nghề, theo vùng…
Thực hiện tốt các giải pháp tăng cường
chất lượng cán bộ quản lý kinh tế ở cơ sở
Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực hội nhập quốc tế
đã đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ,
quản lý kinh tế cấp huyện có chất lượng, tạo sự phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trong giai đoạn 2016-2020, Thanh Hóa đặt mục
tiêu: Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đủ số lượng,
nâng cao chất lượng với cơ cấu trình độ, ngành nghề
hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
quá trình CNH, HĐH, tái cơ cấu kinh tế gắn với
chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc
tế... Để đạt mục tiêu, Thanh Hóa cần tập trung thực
hiện tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất,
chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ
tỉnh đến cơ sở, đến năm 2020 có 100% cán bộ, công
chức cấp tỉnh, huyện, 95% cán bộ, công chức cấp
xã, 100% viên chức đạt chuẩn về trình độ theo quy
định. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường
tạo nguồn cán bộ quản lý kinh tế cho công tác quy
hoạch bằng việc phát hiện sớm và đào tạo có định
hướng những cán bộ có triển vọng, chú trọng cán
bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ gia đình có công với cách
mạng, người dân tộc thiểu số... bảo đảm sự chuyển
tiếp vững vàng, liên tục giữa các thế hệ. Hoàn thiện
tốt cơ chế “động” và “mở”, cán bộ chuyên trách cấp
huyện, giữ các chức danh chủ chốt, cần nghiêm túc
thực hiện công tác bầu cử công khai để chọn những
người xứng đáng; bổ nhiệm, luân chuyển đúng
chuyên môn.
Thứ hai,
tăng cường rà soát, đánh giá lại năng lực
đào tạo của các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề
nghiệp và tăng cường đầu tư phát triển, nâng cao
năng lực đào tạo. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
các chuyên đề quản lý kinh tế cơ sở, kinh tế vĩ mô
cho cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện, nhất là các
vấn đề về kinh tế quốc tế, kinh tế thị trường, các kỹ
năng gắn với thực hành, triển khai các lĩnh vực kinh
tế tại cơ sở.
Thứ ba,
nâng cao chất lượng dự báo, thông tin
tuyên truyền về đào tạo, sử dụng nhân lực trên địa
bàn tỉnh. Xác định cụ thể nhu cầu về số lượng, cơ
cấu trình độ đào tạo đối với từng ngành kinh tế,
làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo xây dựng chiến
lược, kế hoạch đào tạo. Tăng cường thông tin,
tuyên truyền về nhu cầu nhân lực đối với từng
ngành kinh tế.
Thứ tư,
bảo đảm công khai, minh bạch tuyển
dụng nhân lực. Tổ chức thi tuyển công chức, viên
chức nghiêm túc, khách quan. Tăng cường các chế
độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng, thu hút người
có tài, ngoài chế độ chung của Nhà nước, có chế
độ riêng, mang tính đột phá, thiết thực về kinh tế,
môi trường làm việc. Khi tuyển dụng, chú trọng các
ngành đang thiếu tại các huyện hiện nay như: Hợp
tác đầu tư, kinh tế đối ngoại, công nghiệp, thương
mại, nông nghiệp công nghệ cao...; Chú trọng thu
hút cán bộ trẻ, được đào tạo căn bản, khắc phục tình
trạng tuyển dụng tỷ lệ “chọi” không cao, tính cạnh
tranh yếu.
Tài liệu tham khảo:
1. Tạp chí Xây dựng Đảng số 3/2016: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở một số tỉnh,
thành; Phát triển nguồn nhân lực ở các tỉnh miền Trung;
2. Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 11 năm 2016: Một số giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở cấp huyện;
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh
trọng điểm khu vực Bắc trung Bộ,
.
vn/TinTuc/tabid/6378/n/30524/c/2144/Default.aspx?tin...
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...120
Powered by FlippingBook