K2 T2 - page 58

58
TIỀN TỆ - TÍN DỤNG
đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách kiều hối
đồng bộ và khoa học, phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Tác động của kiều hối
đến nền kinh tế Việt Nam
Hiện nay, có hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang
sinh sống, lao động, học tập tại 103 quốc gia và vùng
lãnh thổ, có tiềm lực đáng kể về kinh tế, tri thức.
Mỗi năm, có khoảng 500.000 lượt kiều bào về nước,
trong đó rất nhiều người về để tìm hiểu cơ hội kinh
doanh. Đến nay, cả nước đã có khoảng 3.500 công ty
được thành lập hoặc góp vốn từ kiều bào, với tổng
số vốn đăng ký hơn 8,4 tỷ USD.
Trong thời gian qua, dòng kiều hối vào Việt Nam
tăng cả về số tuyệt đối và tương đối so với GDP.
Thống kê cho thấy, từ năm 1993 đến 2012, lượng
kiều hối đã tăng lên khoảng 100 lần, từ 141 triệu
USD năm 1993 lên 10 tỷ USD năm 2012 và năm 2015
là Việt Nam đã đạt hơn 13 tỷ USD kiều hối chuyển
về từ nước ngoài. Tuy nhiên, năm 2016 có sự sụt
giảm khoảng gần 25%, với con số chuyển đạt hơn 9
tỷ đồng (Hình 1).
Hiện lượng kiều hối ở Việt Nam được sử dụng
T
hực hiện đổi mới, mở cửa nền kinh tế, Việt
Nam đã ban hành nhiều chính sách nới lỏng
đối với dòng kiều hối từ năm 1989. Những
thay đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các
dòng vốn nói chung và kiều hối nói riêng, song các
chính sách liên quan đến kiều hối vẫn còn nhiều bất
cập, chưa thu hút tối đa các nguồn kiều hối để phát
huy những tác động tích cực và có những biện pháp
hữu hiệu nhằm hạn chế tác động tiêu cực của kiều
hối. Để tối ưu hóa nguồn vốn kiều hối cho phát triển
Tác độngtừdòng kiềuhối đến
kinhtế Việt Namvàmột số khuyếnnghị
TS. Đỗ Đức Quân
- Học viện Chính trị khu vực I
Cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn vay ưu đãi (ODA), nguồn kiều hối cũng
là một kênh cung cấp ngoại tệ lớn cho phát triển kinh tế - xã hội nước ta, tác động trực tiếp đến thị trường
ngoại hối, chính sách tiền tệ của Việt Nam và ảnh hưởng một phần đến chiến lược phát triển lâu dài của hệ
thống tài chính ngân hàng Việt Nam. Bài viết đánh giá những tác động của kiều hối đến nền kinh tế Việt
Nam giai đoạn gần đây, đề xuất một số khuyến nghị về chính sách đối với hoạt động quản lý dòng kiều hối
trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Từ khóa: Kiều hối, Ngân hàng Nhà nước, thị trường tài chính, tỷ giá, lạm phát
Ngày nhận bài: 17/1/2017
Ngày chuyển phản biện: 18/1/2017
Ngày nhận phản biện: 5/2/2017
Ngày chấp nhận đăng: 6/2/2017
Alongwith capital foreign direct investment
(FDI), official development assistance (ODA),
remittances is also a large source of foreign
currency supply channel for social economic
development, directly impacting the forex
market, monetary policy and inpart influencing
the banking and financial system’s long-
term development strategy. This paper assess
the impact of remittances on the Vietnamese
economy in the recent period, suggesting
a number of policy recommendations for
managing remittances flows in the context of
international integration.
Remittances, State Bank, financial markets,
exchange rates, inflation
Hình 1: Lượng kiều hối về Việt Nam qua các năm
(Tỷ USD)
Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế - IFS và tổng hợp của tác giả
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...120
Powered by FlippingBook