K2 T2 - page 61

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
61
Bên cạnh các báo cáo đánh giá, xếp hạng tín
nhiệm ngân hàng của một số tổ chức lớn trên thế
giới, các bài nghiên cứu học thuật chuyên sâu về
lĩnh vực này cũng tương đối đa dạng. Cụ thể,
Peresetsky và Karminsky (2008) đánh giá xếp hạng
380 ngân hàng thuộc 42 nước trên thế giới giai đoạn
2003-2006 (bao gồm cả các nước phát triển và đang
phát triển), để có thể kết luận rằng nhóm các ngân
hàng thương mại (NHTM) từ các nước đang phát
triển xếp hạng tín nhiệm thấp hơn so với nhóm
ngân hàng từ các nước phát triển.
Trong lĩnh vực sử dụng các chỉ tiêu tài chính
đánh giá ngân hàng, Podviezko và Ginevičius
(2010) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của
các chỉ tiêu tài chính trong đánh giá tình hình tài
chính và đo lường độ ổn định của ngân hàng.
Nhóm tác giả đã sử dụng 10 chỉ số tài chính theo
hệ thống phân tích CAMELS để đánh giá các ngân
hàng tại Lithuania.
Mabwe và Robert (2010) tiến hành nghiên cứu
thực nghiệm về hoạt động của ngân hàng trước và
sau khủng hoảng giai đoạn 2005-2009 tại Nam Phi.
Các ngân hàng lớn được đánh giá về lợi nhuận,
thanh khoản và chất lượng tín dụng thông qua
7 yếu tố tài chính. Gupta và Aggarwal (2012) đã
dùng 12 chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hoạt
động của các ngân hàng tại Ấn Độ trước và sau khi
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đặc
biệt thời điểm Ấn Độ mở cửa ngành Ngân hàng từ
năm 2005. Sử dụng phương pháp phân tích thành
phần chính để tính điểm xếp hạng các ngân hàng
có Chen Jia Li và Li Xue Jian (2011), các tác giả
này đã sử dụng 24 chỉ tiêu tài chính, phân thành 5
nhóm nhân tố để xếp hạng các NHTM Trung Quốc.
Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Trên thực tế, các tổ chức đánh giá, xếp hạng
tín nhiệm có uy tín như: Fitch, Moody’s và
Standard&Poor’s đã thực hiện xếp hạng tín nhiệm
đối với nhiều ngân hàng. Nhìn chung, các kết quả
đánh giá xếp hạng tín nhiệm ngân hàng từ các tổ
chức này là một nguồn thông tin tham khảo đáng
tin cậy trong việc ra quyết định tài chính liên quan
đến lĩnh vực ngân hàng.
đánhgiá xếphạngngânhàngthươngmại
Việt Namdựavào các chỉ tiêutài chính
TS. Nguyễn Chí Đức
- Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Bằng phương pháp phân tích thành phần chính và thứ bậc thực hiện xếp hạng 23 ngân hàng thương mại
Việt Nam trong năm 2015 trên cơ sở số liệu báo cáo tài chính của các ngân hàng từ năm 2012-2015, bài
viết đánh giá quy trình xếp hạng ngân hàng thương mại Việt Nam dựa vào các chỉ số tài chính. Tuy nhiên,
vấn đề xếp hạng ngân hàng có nhiều phương pháp khác nhau, cần có thêm các nghiên cứu về vấn đề này
để các cơ quan quản lý ngành Ngân hàng có thêm căn cứ để tham khảo so sánh và lựa chọn cho phù hợp
với điều kiện Việt Nam.
Từ khóa: Đánh giá xếp hạng, ngân hàng thương mại, chỉ tiêu tài chính, xếp hạng tín nhiệm
Ngày nhận bài: 17/1/2017
Ngày chuyển phản biện: 18/1/2017
Ngày nhận phản biện:5/2/2017
Ngày chấp nhận đăng: 10/2/2017
By analyzing main components and ranking
criteria of 23 Vietnamese commercial banks
in 2015 on the basis of financial statements
from 2012 to 2015, this paper evaluates the
Vietnamese commercial bank ranking process
based on financial indicators. However, bank
rankings have many different methods and
more research is needed for Banking authorities
to have more grounds to refer to and decide
accordingly to Vietnam’s conditions.
Rank, commercial bank, financial ratio,
credit rating
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...120
Powered by FlippingBook