K2 T2 - page 59

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
59
theo ba kênh khác nhau: (i) Gửi USD vào hệ thống
ngân hàng thương mại (NHTM) vừa an toàn vừa
được hưởng lãi; (ii) Cất trữ trong nhà; (iii) Sử dụng
trong thanh toán đối với khoản thanh toán có giá
trị lớn như mua nhà, mua xe, đầu tư bất động sản.
Nguồn kiều hối được chuyển vào Việt Nam
thông qua các kênh sau:
(i) Các kênh chuyển kiều hối chính thức bao
gồm: Các công ty kiều hối, các NHTM được phép
làm dịch vụ chuyển tiền quốc tế, các công ty chuyển
tiền, công ty bưu chính. Các tổ chức này chịu sự
quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước.
(ii) Các kênh chuyển tiền không chính thức: Rất
đa dạng, tuy nhiên, nhiều nhất vẫn là qua các đường
dây chuyển tiền, trong đó, người gửi tiền chỉ cần
chuyển tiền mặt kèm địa chỉ hoặc số điện thoại người
nhận cho một cơ sở nào đó nhận tiền ở nước ngoài,
cơ sở đó sẽ làm việc với cơ sở trong đường dây của
họ ở Việt Nam, sau đó, người nhận ở Việt Nam có
thể được nhận tiền ngay tại nhà hoặc qua bưu điện.
Nếu so sánh về quy mô dòng kiều hối chảy vào
Việt Nam qua con đường chính thức và dòng vốn
đầu tư nước ngoài (FDI), dòng kiều hối giai đoạn
2012 - 2015 cao hơn vốn FDI. Theo nghiên cứu của
Ngân hàng Thế giới, quy mô của thị truờng kiều hối
được chuyển qua kênh phi chính thức xấp xỉ bằng
kiều hối chuyển qua kênh chính thức. Để tạo điều
kiện thúc đẩy thị trường kiều hối qua kênh chính
thức phát triển mạnh hơn, thu hẹp kiều hối chuyển
qua kênh phi chính thức, Chính phủ Việt Nam đã có
chủ trương thu hút kiều hối bằng cách bãi bỏ nhiều
quy định về thuế và không giới hạn số lượng ngoại
tệ được chuyển về Việt Nam đối với người nhận và
người gửi.
Tóm lại, mặc dù được chuyển về nước bằng hình
thức nào và sử dụng vào đâu thì kiều hối vẫn đóng
vai trò quan trọng, góp phần làm giảm sự thiếu hụt
cán cân vãng lai và là nguồn cung ngoại tệ cho nền
kinh tế. Không chỉ vậy, kiều hối còn giúp Việt Nam
hạn chế rủi ro trong huy động vốn và giảm sự phụ
thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.
Thực tế ở Việt Nam, giai đoạn từ năm 2000 đến
nay, dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
toàn cầu nhưng lượng ngoại hối chuyển về vẫn
tương đối ổn định và tăng đều qua các năm. Chính
dòng tiền này đã giúp Việt Nam thoát khỏi khủng
hoảng, chi trả các khoản nợ từ các hoạt động nhập
khẩu hoặc vay mượn, từ đó giúp tăng uy tín tín
dụng quốc gia.
Bên cạnh những tác động tích cực, một nghịch
lý đặt ra là, mặc dù lượng kiều hối chảy vào Việt
Nam thời gian qua rất lớn song tỷ lệ tiết kiệm bằng
ngoại tệ trong nước lại không tăng lên. Điều này
chứng tỏ một lượng kiều hối lớn đang nằm bên
ngoài các tổ chức tín dụng, gây khó khăn cho Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) trong quản lý, điều hành,
cung ứng tiền tệ và có thể gây ra bất ổn trong hệ
thống ngân hàng.
Hiện nay, Việt Nam đã và đang trở thành mục
tiêu của hoạt động rửa tiền, vì hệ thống thanh tra,
giám sát, hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng
của hệ thống ngân hàng nước ta còn kém phát triển,
mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền
không chính thức khá lớn, gây khó khăn cho việc
kiểm soát các giao dịch, thanh toán. Theo nhận định
của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên
Hợp Quốc (UNODC), Việt Nam dễ bị tội phạm rửa
tiền tìm đến do nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt,
cùng với hoạt động thương mại và đầu tư ngày càng
gia tăng. Chuyển tiền qua con đường kiều hối về
Việt Nam là con đường nhanh và dễ dàng. Theo Cục
Phòng chống rửa tiền (thuộc NHNN) ở Việt Nam,
khó có thể thống kê chính xác thời điểm hành vi rửa
tiền xuất hiện nhưng có những dấu hiệu cho thấy,
các nhóm tội phạm quốc tế đã nhắm đến Việt Nam
để thực hiện hành vi rửa tiền, điều này rõ ràng đã
ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Việt Nam.
Một số khuyến nghị về quản lý nguồn kiều hối
Từ những phân tích trên cho thấy, kiều hối cũng
có tác động tiêu cực đến sự ổn định của kinh tế vĩ
mô. Tuy nhiên, trong điều kiện tự do hóa tài chính,
Hình 2: Dòng vốn FDI và kiều hối giai đoạn 2011-2016
(Tỷ USD)
Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế - IFS và tổng hợp của tác giả
Từ năm 2000 đến nay, dù chịu ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng lượng
ngoại hối chuyển về vẫn tương đối ổn định và
tăng đều qua các năm. Chính dòng tiền này đã
giúpViệtNamthoát khỏi khủnghoảng, chi trả các
khoản nợ từ các hoạt động nhập khẩu hoặc vay
mượn, từ đó giúp tăng uy tín tín dụng quốc gia.
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66,67,68,69,...120
Powered by FlippingBook