K2 T2 - page 62

62
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
Hiện nay, các nghiên cứu về đánh giá, xếp hạng
tín nhiệm NHTM Việt Nam còn tương đối ít và
chưa được các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng.
Gần đây nhất là đợt phân loại NHTM để cấp tăng
trưởng tín dụng do Trung tâm Thông tin tín dụng
(CIC) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
triển khai thực hiện vào năm 2011, tiếp đến là bảng
xếp hạng 32 NHTM Việt Nam năm 2012 do Công
ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam
công bố.
Nếu xét về lĩnh vực nghiên cứu học thuật liên
quan đến đề tài, Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình
Thiên (2013) là một trong số ít những tác giả đã
có những phân tích, đánh giá chuyên sâu về việc
xếp hạng tín nhiệm NHTM tại Việt Nam. Nhóm tác
giả đã tiến hành thu thập, phân tích dữ liệu từ 34
NHTM Việt Nam trong các năm 2010, 2011, kết quả
xếp hạng NHTM dựa trên nền tảng lý thuyết mở
và so sánh các kết quả xếp hạng này với những kết
quả phân loại được NHNN công bố. Nhóm tác giả
cũng sử dụng các bộ chỉ tiêu đánh giá của Moody’s
như hiệu suất sinh lời, hiệu quả quản lý, thanh
khoản, cơ cấu và an toàn tài chính, chất lượng tín
dụng/tài sản.
Sau 30 năm đổi mới, hệ thống NHTM Việt Nam
đã có những thay đổi, phát triển và biến động gắn
liền với những diễn biến của nền kinh tế. Đặc biệt,
sau khi thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các
tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015, kết quả là
tình trạng tài chính của các ngân hàng đã được cải
thiện, trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường
trong hoạt động ngân hàng đã được thiết lập lại.
Tuy nhiên, để hệ thống ngân hàng hoạt động
bền vững, hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh
tế ngày càng sâu rộng khi tham gia vào Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Thương mại
tự do thế hệ mới, hệ thống ngân hàng không chỉ
nâng cao năng lực từ tăng vốn, quản trị mà chính
việc xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng cũng cần
phải được quan tâm. Vì vậy, cần có thêm các công
trình nghiên cứu đánh giá xếp hạn NHTM Việt
Nam dựa vào các chỉ tiêu tài chính trong giai đoạn
cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn
2011-2015.
Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng các phương pháp phân tích
thành phần chính và phân tích thứ bậc theo mô
hình của Chen Jia Li và Li Xue Jian (2011). Theo
đó, các phương pháp này thực hiện xếp hạng ngân
hàng trên cơ sở số liệu kinh doanh của 23 NHTM
Việt Nam giai đoạn 2012-2015 làm căn cứ xếp hạng
NHTM. Đây là phương pháp nghiên cứu xếp hạng
các NHTM dựa vào các chỉ tiêu tài chính trong
từng thời kỳ (tùy từng thời kỳ khác nhau thì các
biến được sử dụng khác nhau cho phù hợp).
Các bước nghiên cứu chủ yếu:
Bước 1: Phân tích thành phần chính để lựa chọn
biến và nhân tố phù hợp trong giai đoạn 2012-2015.
Bước 2: Phân tích thành phần chính của phần
mềm SPSS, lần lượt tính toán điểm của các chỉ tiêu
cấp 1 của 23 NHTM qua từng năm.
Bước 3: Sử dụng các điểm của các nhân tố chỉ
tiêu cấp 1 của các NHTM, xác định thứ tự đơn lẻ
các NHTM.
Bước 4: Thông qua mức độ quan trọng đóng
góp của các chỉ tiêu tài chính cấp 1 để xác định thứ
tự tổng thể.
Dữ liệu nghiên cứu
- Chuyển trị số của các chỉ tiêu tài chính thành
giá trị chuẩn từ 0 đến 1: Do các trị số của các chỉ
tiêu tài chính có chiều hướng khác nhau, có chỉ tiêu
càng lớn càng tốt và có chỉ tiêu càng nhỏ càng tốt
nên cần phải được chuyển đổi về dạng chuẩn từ
0 đến 1 và cùng chiều thuận, trong đó giá trị xấu
nhất sẽ là 0 và giá trị tốt nhất sẽ là 1. Công thức
như sau:
Bảng 1: Ma trận các hệ số tải nhân tố
Nhân tố
1
2
3
4
5
ROA
0,841
ROE
0,912
Tỷ lệ ngoài lãi cận biên
0,645
EPS
0,772
CAR 1
0,897
Nợ phải trả/
Tổng tài sản
0,924
TS có tính thanh
khoản/Nợ phải trả
0,885
Dư nợ cho vay/
dư nợ tiền gửi
0,715
Tỷ lệ nợ xấu
0,728
Dự trữ rủi ro tín
dụng/ dư nợ cho vay
0,792
Tỷ lệ tăng trưởng
tài sản
0,967
Tỷ lệ tăng trưởng
tín dụng
0,823
Tỷ lệ tăng trưởng
huy động vốn
0,950
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...120
Powered by FlippingBook