K2 T3 - page 51

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
49
thấy, các dự án, hoạt động đầu tư xanh mà DN đang
thực hiện hoặc dự định thực hiện chủ yếu là các dự
án xử lý chất thải, rác thải, khí thải; dự án tiết kiệm
năng lượng; dự án bảo vệ môi trường; dự án sử
dụng năng lượng tái tạo... Trên thực tế, nhu cầu về
vốn cho các dự án này là rất lớn.
Nguồn vốn để triển khai các dự án xanh có thể
có từ các nguồn:
Thứ nhất, nguồn tài chính nhà nước được quy
định trong Luật Ngân sách nhà nước, cụ thể đó là
các khoản chi cho bảo vệ môi trường thuộc nhiệm
vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương.
Thứ hai,
nguồn tài chính hỗ trợ từ phía Nhà nước
thông qua chính sách ưu đãi về thuế, đất đai.
Thứ ba,
nguồn vốn từ các DN phục vụ cho các dự
án sản xuất kinh doanh thân thiện môi trường.
Thứ tư,
nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các khoản
tín dụng quốc tế tài trợ cho các hoạt động bảo vệ
môi trường, hỗ trợ các dự án sản xuất thân thiện
môi trường.
Thứ năm,
nguồn vốn tín dụng thông qua 2 hình
thức: Nhà nước cho vay các chương trình hỗ trợ, ưu
đãi sản xuất kinh doanh bảo vệ môi trường và các
khoản tín dụng của các ngân hàng.
Một số chương trình tín dụng xanh điển hình
Hiện nay, một số ngân hàng đã triển khai các
gói hỗ trợ tín dụng xanh hỗ trợ DN như: Năm
2015, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
(BIDV) hợp tác với Công ty VWS tài trợ 90 triệu
USD cho dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa
Phước tại TP. Hồ Chí Minh, và làm đầu mối giải
ngân 620 triệu USD cho 04 dự án tài chính nông
thôn do World Bank (WB) tài trợ từ năm 1999 đến
nay. Cùng với BIDV 03 ngân hàng là Agribank,
Sacombank và Vietcombank đã tham gia cho vay
Nguồn vốn phục vụ cho các dự án xanh
Tại Việt Nam, trước đây hầu như các ngân hàng
chưa có chính sách tín dụng ưu tiên cho các dự
án sử dụng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải,
thân thiện với môi trường... Một vài năm trở lại đây
khi những hậu quả của quá trình phát triển gây ra
những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường,
đời sống nhân dân, các ngân hàng đã có những
quan tâm nhất định đến vấn đề môi trường xã hội
trong hoạt động cấp tín dụng.
Ngày 24/3/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
đã ban hành Chỉ thị 03/CT – NHNN 2015 về thúc
đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro
môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
Theo đó, NHNN yêu cầu các ngân hàng cần tăng
dần tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục
đầu tư tín dụng, đồng thời triển khai các giải pháp
quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động
cấp tín dụng.
Dòng vốn tín dụng xanh chảy vào các dự án như
sử dụng năng lượng tái tạo, xử lý chất thải, tiết kiệm
năng lượng, thủy điện… Theo điều tra khảo sát cho
Doanhnghiệpvàvấnđề
tiếp cậnnguồnvốntíndụng xanh
ThS. Trần Thị Kim Liên -
Đại học Công đoàn
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ nâng cao năng lực tài chính vững
mạnh mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững bằng cách tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng
lượng tái tạo. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ đắc lực từ phía các ngân hàng thương
mại thông qua chương trình hỗ trợ tín dụng xanh.
Từ khoá: Doanh nghiệp, hội nhập, ngân hàng, tín dụng
International economic integration
requires enterprises not only to improve their
financial capacity but to pay proper attention
to sustainable development by means of
saving energy and use of renewable energy.
To realize this, enterprises need support from
commercial banks via green credit support
programs.
Keyword: Business, intergration, banking, credit
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...122
Powered by FlippingBook