K2 T3 - page 57

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
55
Công tác giảm nghèo tại Việt Nam mặc dù đã
đạt được những thành tựu lớn vẫn phải đối mặt
với không ít khó khăn, nhất là đối với vấn đề giảm
nghèo bền vững. Các khu vực vùng sâu, vùng xa
vẫn còn nhiều hộ nghèo và ít có cơ hội được hưởng
lợi đầy đủ từ các chương trình ưu đãi cũng như các
dịch vụ tài chính chính thống.
Tốc độ giảm nghèo của các vùng Tây Nguyên,
miền núi phía Bắc vẫn chậm hơn so với các vùng
khác. Tỷ lệ nghèo ở 2 vùng này đã giảm từ khoảng
51%/ năm 2011 xuống còn khoảng 28% cuối năm
2015 nhưng nhiều nơi hiện tỷ lệ nghèo vẫn còn trên
50%, cá biệt có huyện còn trên 60-70%; hộ nghèo là
đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số
hộ nghèo cả nước; thu nhập bình quân của hộ dân
tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân
của cả nước.
Nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo bền vững đang
là thách thức cho các tổ chức tham gia. Bên cạnh
nguồn vốn từ ngân sách quốc gia thì các nguồn vốn
từ bên ngoài nhằm hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp
cho xóa đói giảm nghèo rất quan trọng. Trong khi
vốn ngân sách phải dàn trải cho nhiều dự án thì các
nguồn vốn bên ngoài hiện đang giảm đi theo các
hiệp ước song phương với các quốc gia tài trợ.
Thời gian qua, nguồn vốn chính thống để tài trợ
giảm nghèo ở Việt Nam chủ yếu qua các tổ chức
cung cấp tài chính vi mô (TCVM) chính thống như:
Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hệ thống quỹ
tín dụng và 03 tổ chức TCVM mới hình thành (M7,
Thanh Hóa, Tình Thương). Các tổ chức này đã cung
ứng khoảng 177 nghìn tỷ đồng tín dụng cho 8,6 triệu
lượt khách hàng. Tuy nhiên, do hệ thống mạng lưới
phân bố không đều giữa các địa phương, nhất là
vùng sâu, vùng xa nên hộ nghèo ở các địa bàn này
Khó khăn thách thức về nguồn vốn
cho công tác giảm nghèo hiện nay
Theo Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
(UNDP) giai đoạn 2005 - 2012, Việt Nam đã đầu tư
từ ngân sách cho chương trình xóa đói giảm nghèo
hơn 864 nghìn tỷ đồng, giúp khoảng 10 triệu lượt
hộ nghèo vay vốn và 2,4 triệu hộ thoát nghèo (24%).
Với những cố gắng vượt bậc, tỷ lệ hộ nghèo của cả
nước đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống 11,76% năm
2011 (giảm 2,24%), 9,6% năm 2012 (giảm 2,16%),
7,8% năm 2013 (giảm 1,8%), 5,97% năm 2014 (giảm
1,83%) và khoảng 4,5% năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo
ở các huyện nghèo giảm từ xấp xỉ 51% năm 2011
xuống còn 38,2% cuối năm 2013, 32,59% năm 2014;
dưới 28% năm 2015. Bình quân tỷ lệ hộ nghèo cả
nước giảm 2%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện
nghèo giảm bình quân trên 5%/năm, đạt mục tiêu
Quốc hội đề ra trong giai đoạn 2011 – 2015.
tài chínhvi mô
góp phầngiảmnghèoởviệt nam
ThS. Nguyễn Hồng Hạnh -
Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
Tài chính vi mô là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính quốc gia, giữ vai trò quan trọng trong
việc xóa đói giảm nghèo và thực thi các chính sách kinh tế xã hội, nhất là ở các nước phát triển. Nhận thức
được điều này, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh cơ chế chính sách để phát triển tài chính vi mô, góp phần
quan trọng trong công cuộc giảm nghèo bền vững.
Từ khóa: Tài chính vi mô, giảm nghèo, giải pháp, cơ chế chính sách, hệ thống tài chính
Microfinance is a part of national financial
system holding important role in poverty
elimination and implementation of socio-
economic policies particularly in emerging
countries. Vietnam has been on the way to
develop microfinance in terms of policy and
mechanism to facilitate sustainable poverty
elimination.
Keywords: microfinance, poverty elimination,
solution, Government, policy and mechanism,
socio-economic, financial system
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...122
Powered by FlippingBook