K2 T3 - page 53

51
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Trên thế giới, trong một thời gian dài, các nhà
quản lý đã dùng đánh giá tài chính để đánh giá
hiệu quả hoạt động của các tổ chức. Phần lớn các
kỹ thuật và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh
doanh dựa trên khía cạnh về tài chính mà hiện
nay sử dụng được phát triển vào đầu thế kỷ 20
(Kennerly & Neely, 2002). Trong đó, nổi bật nhất là
mô hình DuPont (còn gọi là phương pháp Dupont
hoặc kim tự tháp chỉ tiêu phân tích tài chính), được
xây dựng và sử dụng từ những năm 1903 của thế
kỷ trước (Neely và cộng sự, 1999, tr 14). Đây là
một hệ thống đo lường hoàn chỉnh về khía cạnh tài
chính có cấu trúc phân cấp rõ ràng, trong đó thể
hiện rõ về kết quả DN đạt được và yếu tố cho phép
nhà quản lý tìm biện pháp để cải thiện hiệu quả
nhằm đạt được các mục tiêu tài chính. Đến nay, mô
hình Dupont vẫn là nền tảng đánh giá hiệu quả về
khía cạnh tài chính mà khó có mô hình nào có thể
vượt qua được.
Trên thực tế, khi môi trường kinh doanh ngày
càng thay đổi, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh
chỉ dựa vào hiệu quả tài chính lại nhận được sự chỉ
trích vì được coi là biện pháp chậm mô tả kết quả
của các hành động quản lý, các quyết định quản trị.
Ngày nay, các nhà quản lý đòi hỏi sự cập nhật thông
tin, tầm nhìn chiến lược hướng tới tương lai và sử
dụng chủ yếu các chỉ tiêu phi tài chính để đưa ra
quyết định tốt hơn. Nhưng thay vì lựa chọn một
trong hai, nhiều mô hình khác nhau đã phát triển
gồm cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính bổ sung
cho nhau.
Bảng điểm cân bằng (BSC) của Kaplan và Norton
(1996) cũng đưa ra cách tiếp cận mới về quản lý
chiến lược và đo lường hiệu quả hoạt động. Neely
Tổng quan các mô hình đánh giá
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
Tại các doanh nghiệp (DN) xây dựng Việt Nam,
hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động đang tồn tại
những hạn chế nhất định. Về mặt thực tế, hệ thống
đo lường hiệu quả hoạt động của các DN xây dựng
hiện mới chủ yếu bao gồm các chỉ tiêu về mặt tài
chính, trong khi có rất nhiều góc độ phi tài chính
cần được quan tâm để lột tả rõ, để đánh giá chính
xác hiệu quả. Về mặt lý luận, các nghiên cứu về hiệu
quả hoạt động trong các DN xây dựng cũng thiên
về mặt tài chính, còn nếu có đề cập tới mặt phi tài
chính cũng chỉ ở mức đề xuất chủ quan cá nhân chứ
chưa có nghiên cứu nào đi khảo sát và phân tích
theo phương pháp nghiên cứu mới hiện nay để tìm
được hệ thống đo lường phù hợp.
Pháttriểnhệthốngcác chỉ tiêuđolường
hiệuquảhoạtđộngchodoanhnghiệpxâydựng
ThS. Lê Hồng Nhung
- Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ cao Sao Nam
Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động cho thấy, các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước đã đưa ra khá nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến sự ra đời của những mô hình
đo lường khác nhau. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, những mô hình đo lường hiệu quả hoạt động được
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng đưa vào sử dụng rộng rãi, thường là những
mô hình bao gồm cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Từ những hạn chế về đo lường trong thực tế và lý
thuyết, bài viết đề xuất hệ thống đo lường hiệu hoạt động phù hợp cho doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.
Từ khóa: Hiệu quả hoạt động, phương pháp nghiên cứu, doanh nghiệp xây dựng
In establishing and developing measure
system of operation performance, local and
foreign researchers had different views
that lead to the different measure models.
However, the most popular operation measure
models are ones covering both financial and
non-financial indicators. From limitations of
both theoretical and practical measurements,
the paper recommends a proper measurement
model for construction enterprises in Vietnam.
Keywords: operation performance, research
method, construction enterprise
1...,43,44,45,46,47,48,49,50,51,52 54,55,56,57,58,59,60,61,62,63,...122
Powered by FlippingBook