K2 T3 - page 54

52
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
và cộng sự (2001) cho rằng, nhiều người đã hiểu sai
về mục đích của đo lường và vai trò của chiến lược.
Theo mô hình này, đích đến là sự đóng góp và sự
hài lòng của các bên liên quan, còn chiến lược là con
đường đi kết hợp với quy trình và năng lực để đi
đến đích. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và
đã đưa ra được một số mô hình phù hợp với ngành
Xây dựng. Mô hình của Egan (1998) đưa ra “Suy
nghĩ lại về xây dựng” và từ mô hình này, chương
trình thực hành xây dựng đã phát triển và đưa ra
các chỉ số hoạt động quan trọng (CBPP-KPIs), cho
phép các DN xây dựng hoạt động theo điểm chuẩn
để nâng cao năng suất của ngành xây dựng (Cox và
cộng sự, 2003). Các chỉ số này bao gồm đo lường
hiệu quả của cả dự án và DN.
Kagioglu và cộng sự (2001) đề xuất một mô hình
khái niệm về quy trình đo lường hiệu quả hoạt động
cho các DN xây dựng (PMPCF) bằng việc nghiên
cứu sâu hai tình huống. Mô hình này phát triển dựa
trên mô hình bảng điểm cân bằng nhưng thêm vào
hai khía cạnh là dự án và khía cạnh nhà cung cấp
để phù hợp với ngành Xây dựng. Nghiên cứu của
Arditi và Lee (2003) dựa trên mô hình giải thưởng
quốc gia Malcolm Baldrige (MBNQA) đã phát triển
đo lường chất lượng dịch vụ xây dựng bằng cách
gửi bảng câu hỏi điều tra. Beatham và cộng sự
(2004) đã thiết kế một hệ thống đo lường hiệu suất
cho DN xây dựng trên cơ sở mô hình xuất sắc của
châu Âu - EFQM và KPIs thông qua phương pháp
nghiên cứu tình huống.
Trên các nguyên tắc của Bảng điểm cân bằng và
EFQM, Bassioni và cộng sự (2005) đã thực hiện 11
cuộc phỏng vấn và nghiên cứu sâu 5 tình huống để
xây dựng một mô hình khái niệm để đo lường tính
hiệu quả trong xây dựng. Đây là một mô hình toàn
diện cho các DN xây dựng để đánh giá hiệu quả
kinh doanh: Đánh giá hiệu quả dựa trên hiệu quả
bên trong, bên ngoài DN; Hiệu quả cả về mặt dự án
lẫn hiệu quả về mặt tổ chức của DN (bao gồm cả yếu
tố tài chính và phi tài chính).
Trong khi đó, Poh Tin Hiap và cộng sự (2006)
đã dùng các khía cạnh trong mô hình BSC để xây
dựng nên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
hoạt động của các DN xây dựng. El- Mashaleh và
cộng sự (2006) đã kiểm tra tác động của công nghệ
thông tin đối với hiệu quả DN và tìm thấy một liên
kết tích cực giữa chúng. Yu và cộng sự (2007) thông
qua phỏng vấn và gửi câu hỏi khảo sát đến 34 DN
đã phát triển một hệ thống đo lường hiệu quả hoạt
động cho DN xây dựng bằng cách sử dụng các khía
cạnh trong Bảng điểm cân bằng. Với việc vận dụng
mô hình BSC, S. Thomas Ng (2007) trong nghiên
cứu của mình đã đưa ra các chỉ tiêu đo lường hiệu
quả hoạt động cho các nhà thầu phụ.
Namho Kim và cộng sự (2007) cũng dựa trên mô
hình BSC để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
quản lý hoạt động cho các DN xây dựng Hàn Quốc.
Luu và cộng sự (2008) cũng dựa trên bốn khía cạnh
của mô hình BSC để đưa ra các chỉ tiêu đo lường
chiến lược thông qua phương pháp phỏng vấn
và nghiên cứu một tình huống. Zeynepisik (2009)
trong nghiên cứu của mình thông qua câu hỏi khảo
sát đã đưa ra hệ thống đo lường bao gồm các yếu
tố quyết định sự thành công của DN xây dựng các
yếu tố bên ngoài, quan hệ đối tác, quản lý dự án,
nguồn lực của DN, chiến lược cạnh tranh, hiệu quả
dự án và hiệu quả tổ chức. Horta và cộng sự (2010)
đã phát triển một phương pháp đánh giá hiệu quả
tổng thể DN thông qua câu hỏi khảo sát tại 22 DN.
Mohamed Hegazy và cộng sự (2012) thông qua
khảo sát đến 100 công ty xây dựng và top 50 công
ty tư vấn xây dựng được tạp chí uy tín bình chọn
để đưa ra 11 chỉ tiêu thuộc 5 yếu tố để đánh giá
hiệu quả hoạt động của các công ty xây dựng tại
Anh. Sarhan và cộng sự (2013) bằng việc gửi đi 198
và thu về 140 bảng câu hỏi đã phân tích ra được ba
yếu tố phi tài chính vô cùng quan trọng trong các
DN xây dựng ở Anh là: Sự an toàn, sự hài lòng của
khách hàng và chất lượng...
Nhìn chung, các mô hình đo lường trong các
nghiên cứu thời gian gần đây chủ yếu bắt nguồn
từ mô hình BSC, EFQM và BMNQA đồng nghĩa với
việc các nghiên cứu đang chấp nhận hệ thống đo
lường cần bao gồm cả các tiêu chí tài chính và phi
tài chính. Thậm chí, cuộc khảo sát của Robinson và
cộng sự (2005) chỉ ra rằng, việc đo lường bằng KPIs,
BSC và EFQM đang là xu hướng thịnh hành trong
ngành Xây dựng. Rõ ràng là mức độ phổ biến của
những mô hình đo lường nói chung đã ảnh hưởng
rất lớn đến các ứng dụng trong xây dựng, nhưng nó
không có nghĩa là các mô hình khác phù hợp hơn
với bối cảnh xây dựng không được áp dụng trong
thực tế và nghiên cứu.
Khi môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi,
việc đánh giá hiệu quả kinh doanh chỉ dựa vào
hiệu quả tài chính lại nhận được sự chỉ trích vì
được coi là biện pháp chậm mô tả kết quả của
các hành động quản lý, các quyết định quản trị.
Ngày nay, các nhà quản lý đòi hỏi sự cập nhật
thông tin, tầmnhìn chiến lược hướng tới tương
lai và sử dụng chủ yếu các chỉ tiêu phi tài chính
để đưa ra quyết định tốt hơn.
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...122
Powered by FlippingBook