K2 T3 - page 62

60
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
tin tại các DN xuất nhập khẩu, có tới 32% DN đã
thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài
qua kênh trực tuyến, 11% tham gia các sàn thương
mại điện tử và 49% có website. Trong khi đó, theo
Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB (Đại lý
uỷ quyền chính thức của Tập đoàn Alibaba tại Việt
Nam), trong năm 2016, nhóm DN đang có nhu cầu
tham gia xuất khẩu trực tuyến đạt gần 2.400 lượt,
tăng 34% so với năm 2015. Không chỉ các DN nhỏ và
vừa (DNVVN) chú trọng tới ứng dụng thương mại
điện tử trong hoạt động xuất nhập khẩu mà các DN
lớn cũng đang chuyển dịch sang xu hướng này, coi
đây là một công cụ quan trọng trong chiến lược phát
triển mở rộng thị trường.
Theo các chuyên gia, nếu như trước đây, kinh
doanh online bùng nổ chủ yếu dựa vào lý do tiết
kiệm về chi phí đầu tư ban đầu cho địa điểm, trang
trí cửa hàng, nhân sự vận hành thì nay kinh doanh
trực tuyến tại Việt Nam đã tiệm cận với mô hình
chuẩn của thương mại điện tử thế giới với yêu cầu
về chất lượng dịch vụ của khách hàng cao hơn, quy
trình nhiều bước chặt chẽ, chuyên nghiệp hơn. Đặc
Điểm nhấn kinh doanh trực tuyến năm 2016
Tại Việt Nam, thị trường thương mại điện tử còn
non trẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh chóng.
Theo khảo sát mới được CPA Australia công bố hôm
28/2/2017, các doanh nghiệp (DN) nhỏ Việt Nam có
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực và đặc biệt,
thể hiện tốt trên phương diện nắm bắt các cơ hội
trong nền kinh tế kỹ thuật số với 86% người được hỏi
cho biết họ kiếm doanh thu từ bán hàng trực tuyến
và 92% sử dụng truyền thông xã hội vì mục đích kinh
doanh. Kết quả khảo sát mới đây của Bizweb với trên
5.000 chủ website vừa công bố cho thấy, so với năm
2015, năm 2016 kết quả kinh doanh online đã thực sự
có bước tiến rõ rệt. Theo khảo sát của Bizweb, năm
2016, 82,1% cửa hàng kinh doanh online có sự tăng
trưởng, trong đó 36% có mức tăng trưởng trên 10%,
cao hơn hẳn so với tỷ lệ 24% trong năm 2015.
Trong khi đó, theo kết quả khảo sát năm 2016
của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông
Phát triểnkinhdoanh
trực tuyếnởViệt Namvàmột sốđề xuất
ThS. Vũ Ngọc Tuấn
- Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Theo dự báo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), đến năm 2020, thị trường bán lẻ trực
tuyến của Việt Nam có thể đạt con số 10 tỷ USD, chiếm 5% tổng giá trị thị trường bán lẻ. Dự báo này cho
thấy, tiềmnăng kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam là rất lớn. Bài viết nhìn lại bức tranh kinh doanh trực
tuyến trong năm 2016, trên cơ sở đó, đưa ra một số đề xuất cho thời gian tới.
Từ khoá: kinh doanh trực tuyến, thương mại điện tử, mạng xã hội, doanh nghiệp
According to forecast of Vietnam
E-commerce Association (VECOM), by 2020,
online retail market of Vietnam may reach 10
billion dollar accounting 5% of total retail
market transaction value. This forecast also
shows the large potential of online business
in Vietnam. The paper is a look at online
business image in 2016 and then recommends
solutions for the coming period.
Keywords: online business, e-commerce, social
networks, enterprise
Biểu đồ 1: Kinh doanh trên mạng xã hội qua các năm
Nguồn: Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2017
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...122
Powered by FlippingBook