TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 125

124
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
(như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và
bán lẻ) làm việc với nhau nhằm mục đích: Có được
nguyên liệu, chế biến nguyên liệu thành sản phẩm
cuối cùng và phân phối sản phẩm cuối cùng đến
người bán lẻ.
Theo Chopra & Meindl (2012), chuỗi cung ứng
bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và
người phân phối mà còn người vận chuyện, kho,
người bán lẻ và bản thân khách hàng.
Ellegard (2008) nhấn mạnh, việc quản trị rủi ro
chuỗi cung ứng phải xác định các biến cố rủi ro
vốn có trong hoạt động kinh doanh cũng như các
nguyên nhân dẫn đến các biến cố này, từ đó hoạch
định các chiến lược để giảm xác suất xuất hiện của
các biến cố rủi ro. Như vậy, quản trị rủi ro chuỗi
cung ứng là quá trình gồm các hoạt động nhằm
mục đích hạn chế/loại bỏ rủi ro hoặc khắc phục/
giảm thiểu tối đa hậu quả rủi ro gây ra cho chuỗi
cung ứng.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành điều tra tại các DN chế
biến dứa xuất khẩu tỉnh Ninh Bình gồm: Công
ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (xã
Quang Sơn, TP. Tam Điệp), Công ty cổ phần Thực
phẩm Á Châu (Nam Sơn, Tam Điệp) và Công ty
TNHH Thanh An (Yên Sơn, Tam Điệp). Số
lượng mẫu điều tra là 47, những người
được điều tra giữ cương vị quản lý và
giám sát trong các DN trong khoảng thời
gian từ 01/04-11/04/2018. Nghiên cứu đã
áp dụng mô hình phân tích tác động và
hình thức sai lỗi làm kỹ thuật đánh giá
rủi ro trong chuỗi cung ứng. Cụ thể, nhận
diện các các rủi ro khác nhau trong chuỗi
cung ứng dứa xuất khẩu của các DN; Xác
định giá trị rủi ro được tính bằng xác suất
xảy ra x mức độ ảnh hưởng; Xếp hạng các
rủi ro theo hệ số rủi ro theo thứ tự ưu tiên
(bằng giá trị rủi ro x khả năng phát hiện
của các rủi ro này) và phân loại theo ma
trận rủi ro để xây dựng các chiến lược
quản trị rủi ro thích hợp.
Kết quả và phân tích
Kết quả điều tra cho thấy, trong số các
rủi ro trong chuỗi cung ứng dứa của các
DN chế biến dứa xuất khẩu tỉnh Ninh
Bình được xác định thì những rủi ro có
tác động lớn nhất tới hoạt động chuỗi cần
phải kể đến là rủi ro do biến động giá thu
mua; Rủi ro sự không ổn định của nguồn
cung ứng (sản lượng thu mua); Rủi ro chất
lượng đầu vào không đảm bảo; Rủi ro do
biến động tỷ giá, khủng hoảng kinh tế; Rủi
ro thông tin cũng như khả năng tiếp cận
thông tin.
Dựa trên các rủi ro được nhận diện cũng
như việc tính toán xác suất xuất hiện và
mức độ ảnh hưởng của các biến cố rủi ro
này tới hiệu quả kinh doanh, nghiên cứu
cho thấy chiến lược kiểm soát rủi ro được
các DN thiết lập dựa trên hệ số rủi ro theo
thứ tự ưu tiên: Những rủi ro có khả năng
BẢNG 1: MỘT SỐ RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG DỨA
CỦA CÁC DN CHẾ BIẾN DỨA XUẤT KHẨU TỈNH NINH BÌNH
Rủi ro
Giá trị
rủi ro
Hệ số
rủi ro
I. Rủi ro cung ứng
Biến động giá thu mua
25 100
Sản lượng thu mua không ổn định (do
thời tiết, sâu bệnh, giống xấu…)
25 125
Gián đoạn trong cung ứng (do thời tiết, không
thực hiện hợp đồng, rủi ro khi giao nhận…)
15
60
Chất lượng đầu vào không đảm bảo
25
80
II. Rủi ro về cầu
Biến động giá xuất khẩu
12
48
Rủi ro trong vận chuyển, giao nhận
8
32
Điều kiện pháp lý
5
50
Biến động tỷ giá, khủng hoảng kinh tế
25 125
Khả năng tiếp cận thông tin
25
80
Khó khăn trong việc tiếp thị
16
48
Thay đổi sở thích của khách hàng
4
16
Yêu cầu khách hàng ngày càng cao
4
20
Sự xuất hiện của những sản phẩm mới
6
30
Hạn chế thương mại quốc tế
5
25
III. Rủi ro vận hành
Khó khăn về tài chính (khả năng tiếp cận vốn)
15
75
Thay đổi lãi suất tín dụng
20
60
Thiếu lao động có trình độ
6
60
Thiếu khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường 8
32
Năng lực sản xuất, chế biến không đảm bảo
6
24
Rủi ro giao dịch
16
48
Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng
25
64
Rủi ro thông tin
25 100
Hàng hóa hư hỏng, mất mát
10
50
Những thay đổi trong chính sách
nông nghiệp và trợ cấp
3
12
Sự thay đổi về công nghệ
5
20
Nguồn: Điều tra của tác giả (2018)
1...,115,116,117,118,119,120,121,122,123,124 126,127,128,129,130,131,132,133,134,135,...145
Powered by FlippingBook