TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 44

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
43
đó, tập trung quy hoạch các KCN và cụm công
nghiệp sạch, sinh thái, thân thiện môi trường và
thu hút công nghệ cao với các mục tiêu phát triển
bền vững, lâu dài.
Thứ hai,
minh bạch hoá thông tin quy hoạch BĐS,
tạo điều kiện để quy luật cung cầu thị trường vận
hành có hiệu quả. Nhằm khắc phục được tình trạng
thông tin bất cần xứng cần thiết phải xây dựng được
hệ thống thông tin về thị trường; Tăng cường phổ
biến thông tin giúp minh bạch hoá thị trường và
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị
trường này. Nếu một thị trường có hiệu quả về mặt
thông tin, tức là tất cả các thông tin liên quan được
phản ánh trung thực trong giá cả thị trường, thì
không có một tác nhân riêng lẻ nào có đủ động cơ
để thu thập thông tin mà dựa trên đó giá cả được
xác định.
Thứ ba,
Chính phủ tập trung nghiên cứu và định
hướng sự phát triển của thị trường theo hướng khắc
phục các thất bại của thị trường. Nguồn lực của nền
kinh tế chỉ hữu hạn, khi thị trường này không mang
lại hiệu quả cho nền kinh tế thì cần phải chuyển
nguồn lực đó sang các khu vực khác của nền kinh
tế mang lại hiệu quả cao hơn. Tiêu chuẩn để đánh
giá hiệu quả là sự phân bổ có hiệu quả các nguồn tài
nguyên khan hiếm của xã hội.
Cần tuân thủ quy luật cung cầu để thị trường
điều tiết. Chính phủ có vai trò quan trọng trong
việc khắc phục các khiếm khuyết của thị trường
chẳng hạn như: Tình trạng thông tin không hoàn
hảo do ngoại ứng; hàng hoá công cộng do sức
mạnh độc quyền và phân phối thu nhập không
công bằng... Nhà nước sử dụng tất cả các biện
pháp có thể có để can thiệp vào nền kinh tế nhằm
hạn chế và khắc phục những khiếm khuyết của
thị trường (mà bản thân cơ chế tự điều tiết của thị
trường không khắc phục được), cũng như tạo nên
sự ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy công bằng
xã hội. Thị trường không thể tự thân vận động có
hiệu quả mà nó đòi hỏi một khung pháp lý, quy
chế và chính sách mà chỉ có Chính phủ mới có thể
tạo ra được.
Tài liệu tham khảo:
1. Ngô Tuấn Anh (2018), Chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường BĐS
công nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh mới, Hà Nội;
2. Bộ Công Thương (2016), Báo cáo về phát triển các KCN và cụm công nghiệp
thời gian qua, Hà Nội;
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Báo cáo về thu hút đầu tư vào KCN và cụm
công nghiệp thời gian qua;
4. Joseph Stiglitz (1974), “Information and capital market” mimeo.,
Oxford University.
kết đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu
tư vào Việt Nam, đặc biệt đối với các ngành công
nghiệp chế tạo và công nghệ cao với thời gian đầu
tư lâu và giá trị lớn. Hơn nữa, Việt Nam đang phấn
đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại nên đối với BĐS công nghiệp sẽ còn tăng lên
trong thời gian tới.
BẢNG 1: NHU CẦU DIỆN TÍCH ĐẤT CÔNG NGHIỆP
STT
Loại hình
2007
Dự báo đến 2020
1 Khu công nghiệp
42.986
85.500
2 Cụm công nghiệp
28.340
76.100
3 Tổng
71.326 (ha)
161.600 (ha)
Nguồn: Bộ Công Thương (2016)
Việc đàm phán và thực thi 16 Hiệp định Thương
mại tự do (FTA) sẽ thu hút vốn đầu tư trong và
ngoài nước, tạo cơ hội phát triển nhiều lĩnh vực
công nghiệp như công nghiệp phụ trợ, công
nghiệp chế tạo... Việt Nam sẽ cần có nhiều quỹ đất
cho phát triển công nghiệp. Theo dự tính, đến năm
2020, Việt Nam sẽ có khoảng 500 KCN, trong đó
diện tích cần khoảng 200 nghìn ha, phấn đấu tỷ
trọng công nghiệp trong GDP tăng lên 60 % so với
40% hiện nay.
Thứ tư,
Việt Nam đang xúc tiến thành lập 3 đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Vân Đồn (Quảng
Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc
(Kiên Giang). Đây sẽ là nhân tố tác động tới BĐS nói
chung và BĐS công nghiệp thời gian tới.
Một số khuyến nghị
Để phát triển thị trường BĐS công nghiệp bền
vững, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh
mới, cần tập trung vào một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
đối với thị trường BĐS công nghiệp, quy hoạch
đất công nghiệp nằm trong quy hoạch tổng thể
của vùng, địa phương và cả nước. Với xu thế
hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới thông
qua thực thi các cam kết mở cửa thị trường hàng
hóa- dịch vụ và thu hút đầu tư nước ngoài cùng
với vị trí địa lý thuận lợi, rõ ràng cầu đối với
BĐS công nghiệp ngày càng tăng và những bước
tiến này sẽ mang lại lợi ích lớn cho nhiều ngành
nghề kinh doanh của Việt Nam. Riêng đối với
BĐS công nghiệp, nhu cầu của các ngành liên
quan đến BĐS công nghiệp như KCN, nhà kho,
và ngành hậu cần sẽ có tăng trưởng đáng kể. Đối
tượng được hưởng lợi lớn nhất là các chủ đầu tư
KCN, những DN đi trước và sở hữu KCN, cụm
cảng với quỹ đất giá thấp trước đây. Bên cạnh
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...145
Powered by FlippingBook