TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 34

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
33
và DN trong nước, xuất hiện nhờ liên kết xuôi hoặc/
và liên kết ngược, tác động nhờ phổ biến và chuyển
giao công nghệ, tác động nhờ tăng năng lực cạnh
tranh và tác động nhờ nâng cao trình độ lao động
trong quá trình được đào tạo và học hỏi kiến thức,
kỹ năng từ DN FDI.
Theo Lê Văn Hùng (2017), ở khía cạnh tác động
trực tiếp, vốn FDI giúp dịch chuyển cơ cấu lao động
trong nước từ khu vực có năng suất lao động thấp
sang khu vực có năng suất lao động cao hơn. Các
nước nhận đầu tư kỳ vọng rằng, các DN FDI với lợi
thế về công nghệ, về thị trường, quản lý sẽ có mức
tăng trưởng năng suất lao động cao hơn so với với
khu vực trong nước. Ở khía cạnh tác động gián tiếp,
vốn FDI tạo ra hiệu ứng tràn về công nghệ và kỹ
năng đối với khu vực nội địa thông qua liên kết sản
xuất giữa 2 khu vực. Hơn nữa, sự hiện diện của khu
vực FDI làm gia tăng áp lực cạnh trạnh buộc các DN
nội địa phải đổi mới, cải tiến. Từ đó, khu vực FDI sẽ
tạo ra hiệu ứng tràn cho khu vực nội địa và gián tiếp
cải thiện năng suất lao động chung.
Đối với các nước đang phát triển, dòng vốn FDI
là nguồn vốn bổ sung quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và cải thiện năng suất lao động; Giúp
dịch chuyển lao động từ khu vực truyền thống, năng
suất thấp dịch chuyển sang khu vực hiện đại hơn.
Sự dịch chuyển này có ý nghĩa quan trọng giúp cải
thiện năng suất lao động trong ngắn hạn.
Tại Việt Nam, kể từ sau khi Chính phủ đã phê
duyệt Đề án Tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với
chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng
cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai
đoạn 2013-2020, tăng trưởng năng suất lao động và
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đã dần được cải
thiện, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân giai
đoạn 2014-2016 là 5,5%/năm.
Sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam
trong những năm qua phản ánh một cuộc chuyển
dịch từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp
và dịch vụ có năng suất cao hơn. Sự gia tăng của
động của Việt Nam hiện nay còn chậm chủ yếu do
những nguyên nhân sau:
Một là,
xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy
mô kinh tế còn nhỏ, quá trình đô thị hóa chậm...
Hai là
, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mặc
dù theo hướng tích cực song vẫn còn chậm, các
ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành
dịch vụ “mũi nhọn” như tài chính, tín dụng, du lịch
còn chiếm tỷ trọng thấp.
Ba là,
lao động trong khu vực nông nghiệp còn
lớn, trong khi năng suất lao động ngành nông
nghiệp thấp; máy móc, thiết bị và quy trình công
nghệ còn lạc hậu. Phần lớn DN, đặc biệt là DN dân
doanh đang sử dụng công nghệ lạc hậu 2-3 thế hệ so
với mức trung bình của thế giới, trong đó 76% thiết
bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nước
ngoài thuộc thế hệ những năm 1960-1970; 75% số
thiết bị đã hết khấu hao; 50% thiết bị là đồ tân trang.
Bốn là,
hiện nay, khu vực DN chưa thực sự là
động lực quyết định tăng trưởng năng suất lao động
của nền kinh tế. Trình độ công nghệ của DN còn lạc
hậu, DN tham gia các hoạt động liên quan đến sáng
tạo còn hạn chế, chưa tham gia sâu trong chuỗi cung
ứng toàn cầu nên chưa tận dụng được tính lan toả
của tri thức, công nghệ và năng suất lao động từ
các công ty/tập đoàn xuyên quốc gia vào DN trong
nước. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp thiết thực để tăng
năng suất lao động có tác dụng quyết định đưa nền
kinh tế phát triển nhanh, bền vững.
Tác động qua lại giữa
tăng năng suất lao động với thu hút vốn FDI
Nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm
trước đây cho thấy, vốn FDI có vai trò quan trọng
đối với tăng trưởng năng suất lao động của nước
nhận đầu tư và ngược lại mức tăng trưởng năng
suất lao động của nước nhận đầu tư cũng tác động
rất nhiều tới hoạt động đầu tư của DN FDI. Trong
đó, có thể kể tới 4 loại tác động được đề cập, đó là
tác động do tương tác đầu ra-đầu vào giữa DN FDI
HÌNH 1: TỐC ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017)
HÌNH 2: TÁC ĐỘNG CỦA KHU VỰC FDI TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Nguồn: Lê Văn Hùng (2017)
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...145
Powered by FlippingBook