TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 70

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
69
Kết quả nghiên cứu và đánh giá
Với 125 phiếu hợp lệ thu về, thông tin cụ thể về
mẫu nghiên cứu cụ thể tại Bảng 2 và Bảng 3:
Phân tích nhân tố khám phá:
Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, phép
trích nhân tố được sử dụng là Principal Component
với phép quay không vuông góc Varimax. Kết quả
phân tích EFA có hệ số KMO =0,805 với giá trị kiểm
định Bartlett có ý nghĩa (sig <0,05), do vậy dữ liệu
phân tích hoàn toàn phù hợp. Các nhân tố đều có
hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5, tổng hợp (Eigenvalues
=1,009) thỏa mãn điều kiện >1; tổng phương sai trích
= 65,593% > 50% thể hiện các nhân tố giải thích được
65,593% sự biến thiên của dữ liệu (Bảng 4).
Kiểm định tương quan Pearson:
Kiểm định tương quan Pearson nhằm xác định mức
độ tương quan giữa biến độc lập với biến phụ thuộc và
giữa các biến độc lập với nhau. Qua kết quả cho thấy,
với mức ý nghĩa 1% các biến độc lập (NL, CL, QT, MT,
MAR) đều có quan hệ tương quan với biến phụ thuộc
(PT) khi hệ số tương quan Pearson đều lớn 0,3.
Phương trình hồi quy đa biến:
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến phát triển dịch vụ phi tín dụng, tác giả sử dụng
mô hình hồi quy đa biến. Sau khi chạy phần mềm
SPSS 2.0 cho kết quả như sau:
Mức ý nghĩa Sig = 0,000 nhỏ hơn 5% và hệ số xác
định R2 = 0,583 (R2 điều chỉnh = 0,572) chứng minh
cho sự phù hợp của mô hình, tức có trên 50% phát
triển dịch vụ phi tín dụng được giải thích bởi 5 nhân tố
trên. Hệ số Durbin-Watson = 1,732 (>1) cho biết, không
có hiện tượng tự tương quan giữa các biến. Kết quả
phân tích hồi quy đa biến được thể hiện ở Bảng 6.
Ta có phương trình hồi quy như sau:
Y = 0,312 NL + 0,276 CL + 0,221 MAR + 0,141 QT
+ 0,114 MT+ u
Như vậy, theo phương trình trên, tất cả 5 nhân
tố được lựa chọn đều ảnh hưởng phát triển dịch vụ
phi tín dụng tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn
TP. Hà Nội. Mức độ quan trọng của từng yếu tố tùy
thuộc vào hệ số Beta đã chuẩn hóa (xét về giá trị
tuyệt đối của hệ số), hay nhân tố nào có hệ số Beta
đã chuẩn hóa lớn thì tác động mạnh đến phát triển
dịch vụ phi tín dụng.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, giả thuyết H1, H2,
H3, H4, H5 được chấp nhận tức là các yếu tố nguồn
lực, chất lượng dịch vụ, hoạt động marketing, năng lực
quản trị và mục tiêu chiến lược đều có tác động cùng
chiều đến phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân
hàng TMCP trên địa bàn TP. Hà Nội. Trong đó, nhân
tố nguồn lực và chất lượng dịch vụ có tác động mạnh
nhất, tiếp đó là nhân tố hoạt động marketing, năng lực
quản trị và cuối cùng là nhân tố mục tiêu và chiến lược.
Như vậy, để phát triển dịch vụ phi tín dụng,
các ngân hàng TMCP cần chú trọng việc nâng cao
nguồn lực, trong đó tập trung vào nguồn nhân lực
và nguồn lực tài chính, tiếp đến là nhân tố về hoạt
động marketing. Hoạt động marketing cần thực
hiện phù hợp với nhu cầu khách hàng, cần thực hiện
thường xuyên, đa dạng với các chính sách khuyến
mại hấp dẫn. Nâng cao năng lực quản trị nhất là
quản trị rủi ro cũng là yếu tố quan trọng giúp phát
triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng TMCP
trên địa bàn TP. Hà Nội.
Tài liệu tham khảo:
1. Ngô Mỹ Chương (2014), Giải pháp gia tăng nguồn thu phí từ phi tín dụng
tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, Luận văn Thạc sĩ kinh tế,
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
2. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại,
NXB Thống kê;
3. Bùi Thị Thùy Dương và Đàm Văn Huệ (2013), Phát triển ngân hàng điện tử
tại các Ngân hàng thương mại, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 188;
4. Phan Thị Linh (2015), Phát triển phi tín dụng của các ngân hàng thương
mại nhà nước Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân;
5. Nguyễn Thị Nguyệt Loan (2018), Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam;
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo tình hình hoạt động các ngân hàng
thương mại cổ phần năm 2015-2017;
7. Một số website: sbv.gov.vn, nfsc.gov.vn, thoibaonganhang.vn.
BẢNG 5: KIỂM ĐỊNH SỰ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH
hình
R
R bình
phương
R bình
phương
hiệu chỉnh
Sai số
chuẩn của
dự báo
Durbin-
Watson
1
,763a
,583
,572
,465
1,732
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu của tác giả
BẢNG 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t
Sig.
B Std.
Error
Beta
1
(Constant)
-1,567 ,335
-4,671 ,000
NL
,344 ,051
,312
5,348 ,000
CL
,291 ,054
,276
3,087 ,000
MAR
,274 ,056
,221
6,783 ,000
QT
,159 ,052
,141
2,446 ,002
MT
,130 ,053
,114
4,911 ,015
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu của tác giả
1...,60,61,62,63,64,65,66,67,68,69 71,72,73,74,75,76,77,78,79,80,...145
Powered by FlippingBook