TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 74

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
73
hiện tại. Mặc dù, Thông tư số 200/2014/TT-BTC của
Bộ Tài chính và Luật Kế toán 2015 có đề cập đến giá
trị hợp lý, nhưng tính chất áp dụng vào báo cáo lưu
chuyển tiền tệ chưa thể hiện cụ thể, rõ ràng. Trong
khi đó, IAS 7 kết hợp thêm phương pháp vốn chủ
sở hữu để làm rõ hơn các luồng tiền liên quan đến
công ty con. Để khắc phục điều này, VAS 24 nên kết
hợp sử dụng hài hòa các phương pháp.
+ VAS 24 cần đề cập đến trường hợp lãi và lỗ chưa
thực hiện phát sinh từ những thay đổi trong tỷ giá
hối đoái. Theo IAS 7, lãi và lỗ chưa thực hiện phát
sinh từ những thay đổi trong tỷ giá hối đoái không
phải là luồng tiền. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thay
đổi về tỷ giá hối đoái về tiền và các khoản tương
đương tiền hoặc ngoại tệ được trình bày trong báo
cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm dung hòa tiền và các
khoản tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ. Số tiền
này phải được trình bày riêng biệt từ các luồng tiền
từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt
động tài chính, bao gồm sự khác biệt, nếu có, những
luồng tiền được báo cáo tỷ giá hối đoái cuối kỳ.
+ VAS 24 cần linh hoạt hơn trong việc phân loại các
khoản mục ảnh hưởng đến các luồng tiền. VAS 24 quy
định cụ thể cách phân loại tiền lãi, cổ tức theo từng
hoạt động. Theo đó, IAS 7/IFRS lại khuyến khích sự
linh hoạt phân loại luồng tiền. Sự linh hoạt này khiến
nhiều chỉ tiêu được trình bày chủ động và phù hợp với
thực tiễn hơn - điều mà VAS 24 có thể cân nhắc, điều
chỉnh. Chẳng hạn: Chỉ tiêu cổ tức đã trả có thể được
phân loại như một luồng tiền từ hoạt động tài chính,
vì đây là chi phí từ nguồn lực tài chính.
+ VAS 24 cần bổ sung các thông tin liên quan cần
thiết cho người sử dụng, để hiểu hơn về tình hình
tài chính và khả năng thanh toán của DN. Các thông
tin có thể được khuyến khích như thông tin về luồng
tiền từ mỗi hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính
liên quan đến lợi ích trong công ty liên doanh phải
được trình bày trong báo cáo hợp nhất…
-
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất có thể được
lập dựa trên cơ sở kết hợp cả hai phương pháp lập
gián tiếp và trực tiếp. Cụ thể, nhiều DN Việt Nam,
đặc biệt là những DN lớn đều lập theo phương pháp
gián tiếp, do tính chất cụ thể và phù hợp của nó. Tuy
nhiên, nếu áp dụng cả hai phương pháp lập báo cáo
lưu chuyển tiền tệ (trực tiếp và gián tiếp) sẽ giúp các
tập đoàn dễ dàng hơn trong quá trình lập, khắc phục
được những hạn chế nhất định, thông tin cung cấp
sẽ chính xác và có giá trị cao đối với người sử dụng.
Trên thế giới, áp dụng IAS hầu như chuộng
phương pháp trực tiếp; tại Việt Nam phù hợp với
cơ sở kế toán dồn tích là phương pháp gián tiếp.
Do đó, hướng điều chỉnh để tiệm cận với IAS là
có thể kết hợp một cách linh hoạt như sau: Luồng
tiền từ hoạt động kinh doanh chỉ được lập theo
phương pháp gián tiếp (không áp dụng phương
pháp trực tiếp) trên cơ sở sử dụng Báo cáo kết quả
hoạt động và Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân
đối kế toán) - xác định phần chênh lệch giữa số
đầu kỳ và cuối kỳ của từng chỉ tiêu, sau đó điều
chỉnh cho các giao dịch liên quan. Luồng tiền từ
hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được lập
theo phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp có điều
chỉnh. Điều chỉnh này là hoàn toàn phù hợp, tạo ra
sự linh hoạt, không những tiết kiệm chi phí cho các
DN, mà còn tạo tiền đề cho việc niêm yết trên thị
trường chứng khoán các nước khác.
Ba là,
để báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chuẩn
hóa theo quốc tế, các chuẩn mực và và văn bản
hướng dẫn phải thống nhất với các IFRS liên quan,
kết hợp với các giải pháp toàn diện khác.
Tăng cường rà soát, ban hành những chuẩnmực kế
toán còn thiếu so với các chuẩn mực IFRS, đồng thời
xem xét việc áp dụng chuẩn mực đối với các DN đặc
thù. Đẩy mạnh lộ trình chuẩn hóa kế toán Việt Nam
theo chuẩn kế toán quốc tế, đảm bảo sự tương thích,
phù hợp với trình độ đội ngũ kế toán viên, phù hợp
với tiến trình hòa hợp IFRS của Việt Nam. Đưa ra các
quy định phù hợp về quản lý các dịch vụ kế toán, thúc
đẩy phát triển trình độ kế toán Việt Nam. Bổ sung các
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, hoàn thiện sổ sách
chứng từ phù hợp với trình độ phát triển của quốc tế.
Tăng cường cải tiến và ứng dụng công nghệ thông tin
nhằm phục vụ cho việc lập và trình bày báo cáo lưu
chuyển tiền tệ riêng và hợp nhất, góp phần nâng cao
hiệu quả, đem đến ngày càng nhiều lợi ích cạnh tranh
cho DN. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần điều chỉnh
những điểm chưa phù hợp trong công tác kế toán tại
Việt Nam để nhằm hướng tới sự hòa hợp và hội tụ kế
toán trong tương lai đi theo xu thế phát triển của thị
trường thế giới…
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2001-2005), “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam”,
NXB Tài chính, Hà Nội;
2. Bộ Tài chính (2008), Nội dung và hướng dẫn 26 Chuẩn mực kế toán Việt
Nam, NXB Thống kê, Hà Nội;
3. Ngân hàng Thế giới (2002), “Chuẩnmực kế toán quốc tế”, NXB Thống kê, Hà Nội;
4. Tran, H. V. (2014), Sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc
lập và trình bày BCTC hợp nhất – Từ chuẩn mực đến thực tiễn;
5. Phạm Hoài Hương (2010), Mức độ hài hòa giữa Chuẩn mực kế toán Việt
Nam và Chuẩn mực kế toán quốc tế, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,
Đại học Đà Nẵng - số 5 (40);
6. C. Richard Baker, Elena M. Barbu (2007), Trends in research on international
accounting harmonization. The International Journal of Accounting.
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...145
Powered by FlippingBook