So ky 2 thang 6 - page 81

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
79
nghiệp thực sự cần thiết.
- Các trường đại học cần chú trọng đầu tư, nâng
cấp, trang bị thêm tài liệu về môn Kế toán quản trị
để sinh viên có nguồn tài liệu phong phú, rất cần
thiết cho môn học và việc triển khai tình huống
trong giảng dạy. Theo các chuyên gia kế toán, các
cơ sở đào tạo có thể lập một cơ sở dữ liệu với hệ
thống chứng từ kế toán, nghiệp vụ kinh tế… gần
với mô hình thực tế của doanh nghiệp và yêu cầu
học viên sử dụng một phần mềm kế toán phổ biến
(hoặc bảng tính Excel) để thực hiện các yêu cầu (từ
việc cập nhật chứng từ, cho đến việc đưa ra các
báo cáo tài chính).
- Cần áp dụng phương pháp đào tạo kế toán
trên hệ thống bài tập tình huống mang tính hệ
thống, tổng hợp cao kết hợp với việc ứng dụng
phần mềm kế toán trong xử lý bài tập tình huống.
Hiện nay, nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu
về giáo dục kế toán chuyên nghiệp cũng đã đưa ra
các chương trình đào tạo danh tiếng với phương
pháp dựa trên việc xử lý các bài tập tình huống.
Việc xử lý bài tập tình huống tổng hợp này là
phương thức tốt nhất để trang bị, rèn luyện kỹ
năng nghề nghiệp cơ bản cho học viên và là yêu
cầu, động lực bắt buộc học viên phải có sự liên
hệ, tra cứu, vận dụng kiến thức các môn học có
liên quan…
- Trang bị các phương tiện hiện đại trong quá
trình giảng dạy để hỗ trợ việc học tập của sinh
viên. Đặc biệt, các trường đại học có thể mua một
số phần mềm kế toán phổ biến để sinh viên thực sự
chủ động, tích cực học tập và làm việc mô phỏng
thực tế. Trên một góc nhìn khác, việc thay đổi
phương pháp giảng dạy, đào tạo kế toán để phù
hợp với sự phát triển của khoa học – công nghệ và
sự phát triển của kinh tế tri thức. Hiện nay, việc
sử dụng phần mềm kế toán chuyên nghiệp đã đơn
giản hóa rất nhiều công việc kế toán và góp phần
thay đổi cách thức tiến hành công việc kế toán.
Tuy nhiên, trong công tác giảng dạy, đa số các cơ
sở đào tạo lại tách biệt việc trang bị kiến thức, kỹ
năng kế toán và việc áp dụng công nghệ nên việc
ứng dụng công nghệ vào học tập rất hạn chế.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa
đàm; Tăng cường liên kết, trao đổi với các trường
đại học khác, đặc biệt trong khối kinh tế - tài chính
trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp
dạy học các học phần trong trường. Việc tổ chức
các buổi tọa đàm, hội thảo sẽ giúp các giảng viên
cập nhật được các kiên thức mới, các cách thức
giảng dạy mới, hoặc hoàn thiện phương pháp
giảng dạy tích cực.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo
nghiệp vụ kế toán phải song hành với việc nâng
cao chất lượng của cán bộ giảng dạy kế toán theo
hướng gắn với kỹ năng nghề nghiệp thực tế. Đa
số giáo viên giảng dạy về kế toán ở các trường đại
học kinh tế - tài chính vẫn còn ít kinh nghiệm nghề
nghiệp thực tế, thậm chí có người chỉ tốt nghiệp
đại học và học thêm về sư phạm, chưa hề trải qua
một ngày làm việc thực tế. Mặt khác, theo sự phân
công và chương trình đào tạo mỗi người chỉ được
phân giảng dạy một số môn học nhất định nên các
kiến thức chuyên môn cũng chỉ giới hạn ở những
phạm vi hạn chế. Để giải quyết được vấn đề này,
đội ngũ giáo viên giảng dạy về nghiệp vụ kế toán
nói chung và học phần kế toán quản trị nói riêng
cần tìm điều kiện thâm nhập công việc thực tế;
Các cơ sở đào tạo nghiệp vụ kế toán cũng cần chú
trọng trong việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên; đồng thời, tạo điều kiện về vật chất,
kinh phí để giảng viên có thể tham gia các hoạt
động thực tế, phục vụ cho hoạt động giảng dạy có
chất lượng cao hơn.
Tại liệu tham khảo:
1. Lê Công Triêm (Chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh (2002), Một
số vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học, NXB Giáo dục,
Hà Nội;
2. TS. Lê Văn Hảo, Phương pháp pháp dạy học dựa trên vấn đề lý luận và
ứng dụng;
3. Đại học Nha Trang (2010), Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá;
4. ThS. Đào Thị Thúy Liễu (2015), Thách thức và cơ hội trong việc đổi mới
phương pháp dạy kế toán, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán;
5. Đậu Thị Hòa, Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong
giảng dạy học phần “lý luận dạy học địa lý” nhằm phát huy năng lực
tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm địa lý, Đại học Sư phạm,
Đại học Đà Nẵng;
7. Conant, James B. (1949). The growth of the experimental sciences: An
experiment in general education. New Haven, CT: Yale University Press;
8. Christensen, C. Roland & Abby J. Hansen (1986). Teaching and the case
method, Boston: Havard Business School Publishing Division.
Với môn học kê toan quan tri, sử dụng phương
pháp giảng dạy tích cực của giang viên gắn
liền với phương pháp học tập tích cực của sinh
viên tại các trường đại học kinh tế - tài chính
vô cùng quan trọng, bởi hầu hết các môn kế
toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng
đều được đánh giá “rất khô”.
1...,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80 82,83,84,85,86,87,88,89,90,91,...120
Powered by FlippingBook