So ky 2 thang 6 - page 87

85
động du lịch, nhận được sự hợp tác hỗ trợ của Chính
phủ và tổ chức quốc tế.
DLCĐ được biểu hiện ở các nội dung chủ yếu sau:
- Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang
lại lợi ích kinh tế và có những tác động nhất định kèm
theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh thái,
tự nhiên và nhân văn khi đến với cộng đồng một địa
phương cụ thể.
- Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá
trị về mặt tài nguyên du lịch để hỗ trợ du khách có cơ
hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi tiếp
cận với hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh
sống của cộng đồng địa phương.
- Cộng đồng địa phương nhận được các lợi ích kinh
tế, mở rộng tầm hiểu biết về đặc điểm, tính cách của
du khách cũng như cơ hội nắm bắt các thông tin từ
bên ngoài từ du khách.
- Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng
cường về khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các
hoạt động xây dựng các sản phẩmdu lịch phục vụ cho
du khách, từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò
làm chủ của mình.
Các điều kiện để phát triển
du lịch cộng đồng bền vững
Việc phát triển các sản phẩmDLCĐ là phù hợp với
xu thế phát triển du lịch thế giới, đáp ứng nhu cầu
của phần lớn du khách quốc tế muốn tìm hiều văn
hóa dân tộc đặc sắc. Muốn phát triển DLCĐ cần có
sự nghiên cứu cụ thể ở nhiều lĩnh vực như cuộc sống
cư dân bản địa, văn hóa, ẩm thực đặc trưng, phong
tục, tập quán sinh hoạt, khí hậu… Mặt khác, du lịch
cộng đồng phải thực sự là mô hình do người dân thực
hiện và vì cuộc sống của người dân. Chỉ khi nào người
dân thực sự được hưởng lợi, lúc đó DLCĐ mới phát
triển bền vững. Một số điều kiện cơ bản để phát triển
Khái niệmdu lịch cộng đồng
Theo Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn
văn hóa bản địa của khu vực châu Mỹ: Du lịch cộng
đồng (DLCĐ) là loại hình du lịch mà du khách từ bên
ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về
phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm
thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát
những tác động và lợi ích thông qua quá trình tham
gia vào hình thái du lịch này, từ đó tăng cường khả
năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và
phát huy giá trị truyền thống địa phương.
Ở Việt Nam, khái niệm DLCĐ lần đầu tiên được
đề cập đến trong hội thảo “Chia sẻ bài học kinh
nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam tại Hà Nội năm
2003 đã xác định”: Phát triển du lịch có sự tham gia
của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hóa, thiên nhiên
bền vững, nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho
cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt
PHÁT TRIỂNDU LỊCH CỘNGĐỒNG:
ĐỘNG LỰCMỚI CHO KINHTẾ ĐỊA PHƯƠNG
ThS. PHẠM THỊ HƯỜNG
- Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa.
Nó không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, phát huy được thế mạnh văn hoá
bản địa của các dân tộc, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều người dân địa phương
mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương.
Từ khóa: Du lịch, du lịch cộng đồng, công ty du lịch, khách du lịch, phát triển bền vững
Community tourism is a type of tourism
that offers the most sustainable local economic
benefits. It not only helps people protect eco-
environment and resources, promote the
local cultural advantages of ethnic groups,
contribute to poverty reduction, improve
the livelihoods of local residents but also
preserves and promotes the unique culture of
the locality.
Keywords: Tourism, community tourism, tourism
companies, tourists, sustainable, development
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
1...,77,78,79,80,81,82,83,84,85,86 88,89,90,91,92,93,94,95,96,97,...120
Powered by FlippingBook