So ky 2 thang 6 - page 84

82
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
tắc diễn giải cho chúng ta các quy định của khung
nguyên tắc kế toán và các chuẩn mực kế toán, quy
định các nghiệp vụ phát sinh thì cần phải được ghi
nhận và công bố như thế nào. Điều đó có nghĩa là lý
thuyết kế toán chuẩn tắc trả lời câu hỏi “người lập
báo cáo tài chính được yêu cầu phải làm cái gì?”.
Sau những năm 1970, sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu không phải chỉ dành kế toán chuẩn tắc
mà các nhà nghiên cứu kế toán chuyển sang nghiên
cứu nhiều tới lý thuyết kế toán thực chứng. Lý
thuyết kế toán thực chứng được xuất phát từ kinh
tế học thực chứng. Milton Friedman, nhà kinh tế học
đoạt giải Nobel người Mỹ, có công trình điển hình
về lý thuyết kinh tế thực chứng là cuốn sách “Essays
in Positive Economics” (1953), người được tờ The
Economist coi là một nhà kinh tế có ảnh hưởng lớn
nhất nửa sau thế kỷ XX, đã cổ suý cho lý thuyết
kinh tế thực chứng, hướng tới giải thích và phán
đoán các sự kiện kinh tế chưa được kiểm chứng và
quan sát thấy. Sau đó, 2 giáo sư Ray Ball và Phillip
Brown được coi là những người khởi đầu thực sự
cho dòng kế toán thực chứng với công trình nghiên
cứu kinh điển năm 1968 “An Empirical Evaluation of
Accounting lncomeNumbers”. Dù công trình nghiên
cứu này đã bị tạp chí The Accounting Review (Mỹ)
từ chối đăng vì cho rằng nó không liên quan đến kế
toán, song đến nay, công trình của 2 nhà nghiên cứu
đã được trích dẫn bởi hàng nghìn công trình nghiên
cứu và bài báo khoa học khác nhau. Cũng trong
năm 1968, Beaver (1968) đưa ra công trình nghiên
cứu kế toán thực chứng của mình, nhưng dường
như sự ảnh hưởng từ công trình nghiên cứu của
Ray Ball và Phillip Brown khiến cho nghiên cứu của
Beaver ít được nhắc đến hơn. Tuy nhiên, phải thừa
nhận rằng, nghiên cứu của Ball&Brown và Beaver
Sự phát triển của lý thuyết kế toán thực chứng
Các nhà nghiên cứu kế toán trên thế giới đều khẳng
định có sự tồn tại của các trường phái kế toán khác
nhau. Tuy nhiên, nếu nói về bản chất của lý thuyết kế
toán thì có hai trường phái chính là: lý thuyết kế toán
chuẩn tắc và lý thuyết kế toán thực chứng.
Những năm 1950 và 1970 được coi là giai đoạn
phát triển mạnh nhất của lý thuyết kế toán chuẩn
tắc bởi trong thời kỳ này các nhà nghiên cứu kế toán
quan tâm nhiều đến các kiến nghị về chính sách và
những việc nên làm hơn là phân tích và giải thích các
vấn đề thực tiễn kế toán. Lý thuyết kế toán chuẩn
BÀNVỀ ÁP DỤNGVÀ PHÁT TRIỂN
KẾ TOÁNTHỰC CHỨNGTẠI VIỆT NAM
ThS. PHẠM THỊ HẬU
- Đại học Tài chính – Quản trị Kinh doanh
Nhiều nhà nghiên cứu kế toán cho rằng phương pháp nghiên cứu kế toán thực chứng là phương pháp có
giá trị cao. Kế toán thực chứng tạo cơ hội khám phá và giải thích những sự vật hiện tượng chưa từng xuất
hiện hoặc đã xuất hiện nhưng chưa được nhận biết trong thế giới tài chính và kế toán, từ đó tạo cơ sở tốt
nhất cho những nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra các chính sách kế toán và tài chính mới hoặc
sửa đổi và hoàn thiện các chính sách hiện hành. Tại Việt Nam, dù sự phát triển của nghiên cứu kế toán
thực chứng bắt đầu được quan tâm, đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của lĩnh vực kế toán Việt
Nam, hướng tới một hệ thống kế toán ngày càng hoàn thiện và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế hơn.
Từ khóa: Kế toán thực chứng, báo cáo tài chính, lý thuyết kế toán
Many accounting researchers believe
that the method of positive accounting is
highly valuable. Positive accounting gives
us the opportunity to discover and explain
phenomena that never appeared or appearedbut
not recorded in the history of finance and
accounting, thus it creates the best basis for
policy makers in making new accounting
and financial policies and policy amendments
and finalization. In Vietnam, despite early
development of positive accounting, this will
be an important premise for the development
of local accounting sector which helps advance
toward a more comprehensive and accessible
accounting system.
Keywords: Positive accounting, financial
reporting, accounting theory
1...,74,75,76,77,78,79,80,81,82,83 85,86,87,88,89,90,91,92,93,94,...120
Powered by FlippingBook