So ky 2 thang 6 - page 86

84
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Theo các chuyên gia kế toán, phương pháp
nghiên cứu kế toán thực chứng là phương pháp
có giá trị cao, đặc biệt đặt trong mối quan hệ giữa
thông tin kế toán với các quyết định về tài chính
và kinh tế. Tại Việt Nam, một số nhánh nghiên
cứu của lý thuyết kế toán thực chứng có thể kể
đến nghiên cứu kế toán trong thị trường vốn và
nghiên cứu các hành vi phù phép lợi nhuận. Một
ví dụ về nghiên cứu kế toán trên thị trường vốn
là nghiên cứu các hành động của thị trường vốn,
được đại diện bởi giá cổ phiếu, đối với thông tin
về lợi nhuận kế toán của giáo sư Sloan (1996) hoặc
một loạt các nghiên cứu về chất lượng thông tin
kế toán ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của giáo sư
P. Dechow trong những năm 1990.
Theo Bùi Thị Thanh Tình (2015), nghiên cứu lý
thuyết kế toán thực chứng trong thị trường vốn tại
Việt Nam có thể theo các hướng như: Nghiên cứu
các hành động của thị trường vốn đối với thông tin
về lợi nhuận kế toán. Việc xem xét phản ứng của thị
trường vốn ở đây được tiếp cận trên phương diện
xem xét sự biến động giá của các công cụ trên thị
trường, đặc biệt là giá cổ phiếu; Nghiên cứu chất
lượng thông tin kế toán ảnh hưởng đến diễn biến
hoạt động của thị trường vốn như thế nào; Nghiên
cứu xem xét ảnh hưởng của những thay đổi trong
chính sách kế toán trên giá cổ phiếu…
Trong những năm gần đây, tình trạng khác nhau
rất lớn giữa số liệu trong báo cáo tài chính chưa được
kiểm toán với số liệu sau kiểm toán xảy ra khá nhiều
đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán. Thông tin về kế toán nói chung và
lợi nhuận kế toán của các doanh nghiệp tham gia
huy động vốn trên thị trường chưa thực sự đảm bảo
tính minh bạch. Không ít các hành động “cố tình”
che giấu lãi/lỗ của các doanh nghiệp niêm yết được
kiểm toán viên điều chỉnh... khiến cho nhà đầu tư lo
ngại về chất lượng thông tin công bố và sự đảm bảo
từ phía các công ty kiểm toán. Do vậy, một hướng
nghiên cứu nữa cho kế toán thực chứng có thể áp
dụng tại Việt Nam đó là nghiên cứu các hành vi phù
phép lợi nhuận, biến lỗ thành lãi và ngược lại trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhà nghiên
cứu có thể tìm hiểu nguyên nhân và giải thích cho
các hành động trên bằng cách sử dụng lý thuyết kế
toán thực chứng.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng có thể
nghiên cứu thực nghiệm tác động của những thay
đổi trong chính sách, chế độ, chuẩn mực kế toán đến
các doanh nghiệp, xác định xem thực tế các doanh
nghiệp có làm đúng quy định không, mức độ tuân
thủ, ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách, chế độ kế
toán tới các doanh nghiệp. Những bất cập và những
nội dung còn mâu thuẫn giữa các quy định chính
sách kế toán cần có những nghiên cứu đánh giá thực
nghiệm cụ thể trên thực tế. Những quy định này
cần được đánh giá, xem xét tác động ảnh hưởng tới
phản ứng của doanh nghiệp, của thị trường, sự tất
yếu cần có những nghiên cứu thực chứng để có kết
quả nhằm điều chỉnh các chính sách ban hành sao
cho hiệu quả và kinh tế nhất. Theo các chuyên gia
kế toán, hiện nay, việc ban hành các văn bản pháp
quy mới trong kế toán vẫn dựa trên kinh nghiệm
của các cá nhân có liên quan. Các nghiên cứu thực
nghiệm trong thực tế thị trường gần như chưa có tác
động đến việc thiết lập các chính sách kế toán mới.
Do vậy, các nghiên cứu thực nghiệm tác động trong
thực tiễn sẽ là cơ sở tốt nhất cho những nhà hoạch
định chính sách trong việc đưa ra các chính sách kế
toán và tài chính mới hoặc sửa đổi và hoàn thiện các
chính sách hiện hành.
Mặc dù, có những hướng nghiên cứu thực chứng
có thể áp dụng tại Việt Nam nhưng cũng phải công
nhận rằng có những khó khăn nhất định về khung
lý thuyết và trong việc thu thập dữ liệu. Tuy nhiên,
sự phát triển của các nghiên cứu thực chứng sẽ là
một tiền đề quan trọng trong sư phát triển của ngành
Kế toán Việt Nam, hướng tới một hệ thống kế toán
không những phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam mà
còn phù hợp với thông lệ kê toán quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Bùi Thị Thanh Tình (2015), Bàn về kế toán thực chứng ở Việt Nam, Tạp chí
nghiên cứu Tài chính Kế toán số 148-2015;
2. Phan Lê Thành Long, Lý thuyết Kế toán thực chứng - Một quá trình (Phần 1),
Tạp chí Kiểm toán;
3. ThS.NguyễnThịHồngVân(2016),Nghiêncứukếtoánthựcchứng:Xuhướngnghiên
cứu kế toán chủ đạo hiện nay, Tạp chí nghiên cứu Tài chính - Kế toán số 159-2016;
4. Lê Hà Như Thảo (2012), Tổng quan về lý thuyết kế toán thực chứng, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 9(58), Quyển 3;
5. Phan Lê Thành Long (2015), Kế toán thực chứng: Hướng đúng phát triển
ngành kế toán Việt Nam?;
6. TS. Nguyễn Thanh Hiếu (2017), Các nghiên cứu trong kế toán tài chính trên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán,
số tháng 3/2017.
Các lý thuyết thực chứng luôn kết hợp các hoạt
động của việc mô tả, giải thích và dự báo. Do
đó, việc nghiên cứu kế toán thực chứng hữu
ích cho việc giải thích các lý do của thực hành
kế toán hiện tại và dự báo vai trò của kế toán
và các thông tin liên quan trong các quyết
định kinh tế.
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90,91,92,93,94,95,96,...120
Powered by FlippingBook