So ky 2 thang 6 - page 88

86
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Thứ tư, du lịch cộng đồng có mối quan hệ liên kết với
các công ty du lịch.
Trong giai đoạn đầu phát triển DLCĐ, hoạt động
du lịch của người dân hoàn toàn tự phát, rất ít nhận
được sự giúp đỡ hay hỗ trợ của Chính phủ và chính
quyền địa phương, nên thông qua các công ty du
lịch sẽ thu hút được khách du lịch cũng như quảng
bá hình ảnh DLCĐ địa phương. Như vậy, đối với
DLCĐ thì các công ty du lịch lữ hành đóng vai trò
quan trọng trong việc tiếp cận khách du lịch, tạo các
tour du lịch… Ngoài ra, công tác quảng bá, tiếp thị
cũng rất quan trọng để kích cầu, tạo điều kiện để
khách du lịch biết đến du lịch địa phương. Hoàn
thiện chiến lược quảng bá và xúc tiến du lịch, tạo
điều kiện cho du khách khám phá bản sắc văn hóa
địa phương, phong cảnh tự nhiên và nâng cao thu
nhập cho người bản địa.
Thứ năm, nhu cầu du lịch cộng đồng.
Đây là điều kiện và là động lực để phát triểnDLCĐ.
Đối tượng của du lịch là khách du lịch, họ là khách
thể tạo ra thị trường và là nguồn cầu của thị trường.
Có cầu thì mới có cung nên khách du lịch mang tính
quyết định đến sự hình thành và phát triển của loại
hình du lịch và điểm du lịch. Khách du lịch có nhu cầu
tiếp cận với các nguồn tài nguyên du lịch địa phương
cao thì nguồn cung sẽ phát triển tương ứng. Điều này
chứng minh rằng, khách du lịch chính là động lực để
phát triển DLCĐ bền vững.
Ngày nay, khách du lịch đòi hỏi sự trải nghiệm
và nhập thân văn hóa trong hoạt động du lịch,
chính vì thế, xu hướng phát triển DLCĐ là tất
yếu và hết sức có ý nghĩa về kinh tế và văn hóa.
Khách du lịch đòi hỏi sự tương tác đa chiều giữa
cư dân bản địa với du khách, giữa cư dân bản địa
và truyền thống văn hoá của họ, giữa họ và môi
trường sống của chính mình.
Với tiềm năng to lớn về cảnh quan thiên nhiên, giá
trị lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, tập tục và
lối sống, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng
miền của Việt Nam là cơ sở để phát triển DLCĐ. Vấn
đề là cần có cơ chế, chính sách cụ thể từ phía Nhà nước
để khơi dậy sức dân làm DLCĐ. Đây chính là những
điều kiện cần và đủ để triển bền vững du lịch cộng
đồng ở Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Ngọc Thơ (2015). Du lịch sành điệu thời hiện đại, Kỷ yếu hội thảo quốc
tế “Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch”, ISBN: 978-604-73-3180-2,
NXB. Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh: 442;
2. Bùi Việt Thành (2016), “Du lịch cộng đồng tại các ASEAN và kinh nghiệmcho Việt
Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam;
3.Cáctrangđiệntử:vietnamtourism.gov.vn;vietnamtourism.com;hanoitourism.gov.vn.
DLCĐ bền vững như sau:
Thứ nhất, chính sách phát triển của Chính phủ và
địa phương.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước là điều kiện
tiên quyết để hướng đến phát triển DLCĐ, điều này
thể hiện ở mục tiêu phát triển và chiến lược phát triển
du lịch quốc gia đến các văn bản pháp luật có tính
pháp lý với việc quản lý hoạt động du lịch.
Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng để
phát triển DLCĐ, bởi lẽ sự ủng hộ của chính quyền
địa phương là cơ sở để phát triển DLCĐ. Chính
quyền địa phương sẽ: (i) Hỗ trợ vốn và kỹ thuật du
lịch cho cộng đồng; (ii) Có chính sách thông thoáng
để thu hút các tổ chức, đoàn thể tham gia phát triển
du lịch; (iii) Các thủ tục hành chính và quy định đơn
giản để thuận lợi cho du khách; (iv) Tạo môi trường
du lịch an toàn cho du khách.
Cộng đồng địa phương (xã, phường): Gắn kế
hoạch phát triển DLCĐ của địa phương với kế hoạch
phát triển du lịch chung của tỉnh, thành để tận dụng
tối đa cơ hội phát triển du lịch địa phương.
Thứ hai, tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và mang
tính đặc trưng cao.
Tài nguyêndu lịchgồmtài nguyêndu lịch tựnhiênvà
tài nguyên du lịch nhân văn. Nó được xem là tiền đề để
phát triển bất cứ loại hình du lịch nào. Thực tế cho thấy,
tài nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc thì càng hấp
dẫn và hiệu quả du lịch càng cao. Dựa vào nguồn tài
nguyên du lịch, các địa phương sẽ tạo nên các sản phẩm
và dịch vụ độc đáo đề cao giá trị văn hóa truyền thống,
tạo sự khác biệt để thu hút khách du lịch. Cần chú ý mô
hình “mỗi làng một sản phẩm”, đây là sản phẩm đặc
trưng, độc đáo được tạo nên từ các nguồn lực như kiến
thức, kỹ năng, truyền thống, nguyên vật liệu… của địa
phương. Bên cạnh đó, đội ngũ sáng tạo các sản phẩm
và dịch vụ du lịch cũng được xem là nguồn tài nguyên
vô giá của địa phương, do vậy, cần chú trọng bảo tồn,
đầu tư và phá triển nguồn nhân lực này.
Thứ ba, sự tham gia của cộng đồng địa phương.
Cộng đồng dân cư đóng vai trò xuyên suốt trong
hoạt động du lịch, vừa là chủ thể tham gia trực tiếp
vào hoạt động du lịch, vừa là người quản lý, có trách
nhiệm bảo tồn tài nguyên du lịch. Những yếu tố cộng
đồng ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ cụ thể gồm:
(i) Nhận thức tầm quan trọng cũng như tính chuyên
nghiệp trong việc cung cấp một sản phẩm du lịch;
(ii) Ý thức tự hào về cộng đồng và tự hào về truyền
thống văn hóa bản địa; (iii) Cộng đồng phải có một
trình độ văn hóa và hiểu biết về hoạt động du lịch
nhất định. Ngoài ra, sự tham gia tích cực của đa số
công đồng dân cư là điều kiện để thực hiện thành
công DLCĐ tại địa phương.
1...,78,79,80,81,82,83,84,85,86,87 89,90,91,92,93,94,95,96,97,98,...120
Powered by FlippingBook