So ky 2 thang 6 - page 85

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
83
là những công trình đầu tiên đặt nền móng cho lý
thuyết kế toán thực chứng và cũng kể từ đó, kế toán
thực chứng thực sự soán ngôi kế toán chuẩn tắc (dù
rằng ý nghĩa của 2 trường phái này vẫn được coi
trọng và cần phát triển để bổ sung cho nhau).
Sau đó, lý thuyết kế toán thực chứng tiếp tục
được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm
và phát triển. Đáng kể nhất là các công trình nghiên
cứu của 2 giáo sư người Mỹ, Ross Watts và Jerold
Zimmerman, được công bố từ những năm cuối thập
niên 1960 cho đến nay. Đặc biệt, 2 ông cũng là đồng
tác giả cuốn sách nổi tiếng “Positive Accounting
Theory” được xuất bản vào năm 1986… Hay nghiên
cứu của Inanga và Schneider (2005) thừa nhận về giá
trị to lớn của phương pháp nghiên cứu thực chứng.
Các học giả Baker và Bettner (1997), Williams (2009)
với nghiên cứu kế toán thực chứng để minh chứng
cho quan điểm kế toán thực chứng là dòng nghiên
cứu chính trong kế toán.
Ý nghĩa thực tiễn
của lý thuyết kế toán thực chứng
Theo Phan Lê Thành Long (2015), lý thuyết kế
toán thực chứng chiếm được vị thế khi giới kế toán
thấy thất vọng đối với lý thuyết kế toán chuẩn tắc,
vốn chỉ hướng tới các quy định nhằm trả lời câu
hỏi “người lập báo cáo tài chính phải làm gì?” mà
không lý giải được “tại sao họ làm như vậy?” hay
“trong thực tế kế toán làm như thế nào?”.
Theo các chuyên gia kế toán, lý thuyết kế toán
thực chứng dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm
với dữ liệu và các sự kiện xảy ra trong thực tế để
kiểm chứng các giả thuyết mà nhà nghiên cứu quan
sát và đặt ra. Kế toán thực chứng thường áp dụng
các phương pháp thống kê hay kinh tế lượng cao
cấp để phục vụ cho việc kiểm chứng giả thuyết. Lý
thuyết kế toán thực chứng giải thích và dự báo các
hoạt động kế toán diễn ra hàng ngày trong thực
tế, đồng thời giúp chúng ta trả lời câu hỏi “cái gì
đang diễn ra hàng ngày, tại sao người lập báo cáo
tài chính lại làm như vậy, động lực nào để họ làm
như vậy?”
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Watt và Zimmerman
(1978, 1979, 1980) cũng chỉ ra rằng, kế toán thực chứng
nhằm phát triển các giả thuyết để giải thích cho các sự
vật hiện tượng mà chúng ta chưa nhận biết được. Như
vậy, lý thuyết kế toán thực chứng cho chúng ta cơ hội
khám phá và giải thích những sự vật hiện tượng chưa
từng xuất hiện hoặc đã xuất hiện nhưng chúng ta chưa
quan sát thấy trong thế giới tài chính và kế toán. Nhờ
đó, lý thuyết kế toán thực chứng có thể giúp các nhà
tạo lập chính sách đưa ra các chính sách kế toán mới
cho các giao dịch kinh tế mới phát sinh.
Thông thường kế toán thực chứng nghiên cứu
các hành vi cơ hội dựa trên lợi ích của các nhóm
người khác nhau, có thể kể đến mối quan hệ giữa
chủ sở hữu – nhà quản lý doanh nghiệp – người
cho vay. Mỗi nhóm người có lợi ích khác nhau
và hành động của họ thường phục vụ lợi ích của
nhóm. Theo các nghiên cứu về phù phép lợi nhuận,
ban lãnh đạo thường công bố lợi nhuận cao nhằm
đạt mức lương thưởng gắn với kết quả kinh doanh
và đồng thời giữ giá cổ phiếu khi họ cũng là những
cổ đông lớn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu thực chứng cũng bị phê
phán bởi nhiều nghiên cứu chỉ kiểm định giả thuyết,
trên cơ sở mẫu thuận tiện chứ không kiểmđịnh các giả
thuyết được có ý nghĩa đối với người sử dụng thông
tin, chẳng hạn vấn đề thị trường tài chính có phản
ứng thế nào trước các thông tin về đo lường, công
bố (thông tin tự nguyện hay bắt buộc) ít được nghiên
cứu. Thậm chí, một số nghiên cứu thực chứng đưa ra
rất ít gợi ý cho thực tiễn (Nguyễn Thanh Hiếu, 2017).
Phát triển kế toán thực chứng tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay, đã có một số nhà nghiên
cứu quan tâm đến lý thuyết kế toán thực chứng.
Nghiên cứu của Phan Lê Thành Long (2010) cho
rằng, lý thuyết kế toán thực chứng giải thích và dự
báo các hoạt động kế toán diễn ra hàng ngày trong
thực tế, đồng thời, giải thích được nguyên nhân về sự
tồn tại của các sự kiện đó, do đó, trả lời được câu hỏi
cái gì đang diễn ra và tại sao lại diễn ra như vậy. Nhà
nghiên cứu này cũng đã đề xuất rằng một nghiên
cứu thực nghiệm tác động trong thực tiễn sẽ là cơ sở
tốt nhất cho những nhà hoạch định chính sách trong
việc đưa ra các chính sách kế toán mới hoặc sửa đổi
và hoàn thiện các chính sách hiện hành. Nghiên cứu
của Lê Hà Như Thảo (2012) cũng đã đề cập tổng
quan một số nghiên cứu về lý thuyết kế toán thực
chứng, từ đó khẳng định sự cần thiết của lý thuyết kế
toán thực chứng đối với lĩnh vực kế toán - tài chính.
Nguyễn Hữu Ánh (2013) trong nghiên cứu của mình
về đóng góp của các trường phái lý thuyết kế toán chỉ
ra lý thuyết kế toán thực chứng là dòng nghiên cứu
chủ đạo đương đại.
Các nhà nghiên cứu kế toán trên thế giới đều
khẳng định có sự tồn tại của các trường phái
kế toán khác nhau. Tuy nhiên, nếu nói về bản
chất của lý thuyết kế toán thì có hai trường phái
chính là lý thuyết kế toán chuẩn tắc và lý thuyết
kế toán thực chứng.
1...,75,76,77,78,79,80,81,82,83,84 86,87,88,89,90,91,92,93,94,95,...120
Powered by FlippingBook