TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 63

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
65
giá cân bằng của thị trường, thì hiển nhiên là đồng
tiền đó có giá trị thực sai lệch so với mức cân bằng.
Tác động của sai lệch tỷ giá đối với nền kinh tế
Mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá và tăng trưởng
kinh tế đã trở thành tâm điểm nghiên cứu trong
thời gian qua ở nhiều nước khác nhau. Sai lệch tỷ
giá có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thông qua
ít nhất 4 kênh dẫn truyền. Cụ thể:
Thứ nhất,
sai lệch tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp tới
giá hàng hóa có thể tham gia thương mại quốc tế
và khu vực xuất nhập khẩu, tác động tới khả năng
cạnh tranh của khu vực này với phần còn lại của
thế giới. Khu vực xuất nhập khẩu vẫn được xem
như là một cấu phần quan trọng trong tăng trưởng
của toàn bộ nền kinh tế.
Thứ hai,
sai lệch tỷ giá ảnh hưởng tới đầu tư
trong nước và nước ngoài, do đó ảnh hưởng tới
quá trình tích lũy vốn. Trong đó, vốn được coi là
động lực của tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba,
mức sai lệch tỷ giá càng lớn thì càng có
ảnh hưởng không tốt tới tăng trưởng kinh tế. Sự
biến động càng nhiều của sai lệch tỷ giá thể hiện
môi trường kinh tế không ổn định, gây tổn hại tới
các hoạt động của nền kinh tế. Điển hình như: Sự
biến động về điều kiện thương mại, tỷ giá danh
nghĩa, mức cung ứng tiền, năng suất lao động…
Ngoài ra, sự biến động của sai lệch tỷ giá còn thể
hiện các cú sốc từ bên trong và bên ngoài nền kinh
tế cũng như phản ứng của nền kinh tế trước chính
sách của Chính phủ.
Thứ tư,
nội tệ định giá thực cao hay thấp sẽ tạo ra
sự nhiễu loạn trong giá hàng hóa tham gia thương
mại quốc tế và giá hàng hóa không thể tham gia
thương mại quốc tế. Từ đó, tạo ra tín hiệu sai lệch
khi phân bổ nguồn lực sản xuất trong các ngành và
gây bất ổn kinh tế.
Tác động tích cực
Về nguyên lý và nghiên cứu thực nghiệm ở các
nước cho thấy, khi tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
của một quốc gia. Chiến lược phát triển kinh tế
hướng vào xuất khẩu đi kèm với hành động phá
giá nội tệ luôn là trọng tâm được nhiều nghiên cứu
và các nhà hoạch định chính sách mỗi nước lưu
tâm. Các nghiên cứu đều mong muốn kiểm chứng
độ tin cậy của giả thuyết liệu nội tệ định giá thấp
có khả năng trở thành con đường phát triển thịnh
vượng cho một quốc gia, bởi tỷ giá cho phép thay
đổi sức cạnh tranh của các loại hàng hoá và dịch vụ
do các nước sản xuất ra.
đường cung và đường cầu tiền tệ trên thị trường
ngoại hối mà không có bất cứ một sự can thiệp nào
của ngân hàng trung ương. Tỷ giá cân bằng được
xác định theo cách này được gọi là tỷ giá cân bằng
thị trường và hiển nhiên nó chính là tỷ giá danh
nghĩa song phương. Tuy nhiên, trong hầu hết các lý
thuyết về tỷ giá cân bằng, ngoài tỷ giá danh nghĩa
thì tỷ giá thực, đặc biệt là tỷ giá thực đa phương
cũng được sử dụng thường xuyên như một biến số
chính trong mô hình.
Trong nghiên cứu của Clark và MacDonald
(1997), tỷ giá cân bằng được xác định theo phương
trình sau:
(1.2)
Trong đó:
: Tỷ giá cân bằng tại thời điểm t;
: Là véc tơ bao gồm các biến số kinh tế cơ bản
có khả năng ảnh hưởng đến tỷ giá cân bằng trong
trung và dài hạn;
T: Là véc tơ bao gồm các biến số tạm thời có ảnh
hưởng đến tỷ giá cân bằng trong ngắn hạn;
: nhiễu ngẫu nhiên
Phương trình (1.2) là phương trình chung về xác
định tỷ giá cân bằng. Tỷ giá cân bằng có thể được
chia thành 3 loại: Tỷ giá cân bằng trong ngắn hạn,
trong trung hạn và trong dài hạn.
Khái niệm về sai lệch tỷ giá
Sai lệch tỷ giá là vấn đề được nhiều nghiên
cứu đề cập đến trong những năm gần đây, nhất
là trong bối cảnh các quốc gia đang tìm hướng đi
cho mình để ổn định, phát triển kinh tế, góp phần
ổn định nền kinh tế toàn cầu. Cụ thể như theo
Peter J. Montiel (1999), sai lệch tỷ giá là tình trạng
tỷ giá thực bị lệch tương đối lớn so với giá trị cân
bằng dài hạn. Còn với Couharde, Cécile (2013),
sai lệch tỷ giá là chênh lệch giữa mức tỷ giá thực
hiện tại với mức cân bằng, với điều kiện mức cân
bằng được xác định theo mô hình tỷ giá cân bằng
hành vi.
Như vậy, các định nghĩa đều có điểm chung
giống nhau, đó là sai lệch tỷ giá xuất hiện khi tỷ giá
thực khác biệt so với tỷ giá thực ở mức cân bằng.
Với mỗi phương pháp tính tỷ giá thực khác nhau,
tỷ giá thực tại mức cân bằng sẽ có kết quả khác
nhau. Hiểu một cách đơn giản hơn, khi đồng tiền
bị định giá danh nghĩa cao hay thấp so với mức tỷ
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...74
Powered by FlippingBook