TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 62

64
KINH TẾ QUỐC TẾ
Một số khái niệm
Khái niệm tỷ giá cân bằng
Nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
từ trước đến nay đều đã tập trung khai thác những
vấn đề đặt ra liên quan tới khái niệm tỷ giá cân
bằng và sai lệch tỷ giá. Cụ thể như: Thế nào là tỷ
giá cân bằng? Các nhân tố tác động tới tỷ giá cân
bằng và tỷ giá cân bằng có liên quan gì tới khái
niệm sai lệch tỷ giá? Liệu tỷ giá thực có xu hướng
vận động trở về bằng 1 không, tỷ giá thực có tính
dừng/ổn định trong dài hạn? Tỷ giá danh nghĩa có
ảnh hưởng quan trọng như thế nào tới tỷ giá thực
và góp phần định hướng sự vận động của tỷ giá
thực.
Để tìm hiểu về khái niệm tỷ giá cân bằng, trước
hết, cần xác định khái niệm tỷ giá danh nghĩa và tỷ
giá thực. Theo lý thuyết, tỷ giá danh nghĩa là giá
cả của tiền tệ này được biểu thị thông qua tiền tệ
khác. Trong khi đó, tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa
đã được điều chỉnh bởi yếu tố lạm phát giữa 2 quốc
gia. Chính vì vậy, tỷ giá thực được xác định theo
công thức sau:
t
t
t
tR
P
P S S
*
,
*
=
(1.1)
Trong đó:
tương ứng là tỷ giá thực và tỷ giá danh
nghĩa tại thời điểm t;
tương ứng là mức giá cả ở nước ngoài và
trong nước tại thời điểm t.
Thông thường, khi xác định tỷ giá thực người
ta thường dùng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) làm đại
diện cho mức giá cả của một quốc gia. Tuy nhiên,
thực tế các nghiên cứu gần đây cho thấy, ngoài
CPI, các nhà nghiên cứu còn sử dụng nhiều chỉ số
khác để đại diện cho mức giá cả ở một quốc gia bao
gồm: (i) Chỉ số giá cả của riêng hàng hóa thương
mại; (ii) Tỷ lệ giữa chỉ số giá hàng hóa xuất khẩu và
chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu (được biết với tên
gọi là điều kiện thương mại hay TOT); (iii) Chỉ số
giá nhân công lao động; (iv) Tỷ lệ giữa chỉ số giá cả
của hàng hóa thương mại và hàng hóa không tham
gia thương mại; (v) Chỉ số giảm phát GDP hay chỉ
số giá bán buôn.
Theo lý thuyết, nếu tỷ giá thực lớn hơn 1, nội
tệ bị định giá thực quá thấp. Ngược lại, nếu tỷ giá
thực nhỏ hơn 1, nội tệ được định giá thực quá cao.
Còn khi tỷ giá thực bằng 1, thì có thể cho rằng tiền
tệ đó được định giá thực cân bằng. Như vậy, có thể
thấy rằng, theo lý thuyết chúng ta có thể so sánh tỷ
giá thực với 1 để đưa ra những đánh giá về giá trị
hiện tại của một tiền tệ.
Tuy nhiên, khi tỷ giá thực bằng 1 có nghĩa là điều
kiện ngang giá sức mua phải được duy trì, mà điều
này đã được chứng minh là khó tồn tại trên thực tế.
Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, điều
kiện ngang giá sức mua không được duy trì ở cả
các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển,
cả trong ngắn hạn lẫn trung và dài hạn. Chính vì
hạn chế của học thuyết ngang giá sức mua, các nhà
nghiên cứu kinh tế đã đưa ra một khái niệm khác
về tỷ giá được xác định dựa theo các biến số kinh
tế vĩ mô của từng quốc gia làm tiêu chuẩn để đánh
giá tỷ giá hiện tại - đó chính là tỷ giá cân bằng.
Về mặt lý thuyết, tỷ giá cân bằng được hiểu là
tỷ giá được xác định tự do tại điểm giao nhau giữa
TÁC ĐỘNG CỦA SAI LỆCHTỶ GIÁ
ĐẾNTĂNGTRƯỞNG KINHTẾ
ThS. PHAN TIẾN NAM -
Học viện Tài chính
Mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá (tỷ giá hối đoái) và tăng trưởng kinh tế đã trở thành tâm điểm nghiên cứu
trong thời gian qua ở nhiều nước khác nhau. Trong bài viết, tác giả tiến hành nghiên cứu vấn đề thông
qua 4 kênh dẫn truyền như sau: Sai lệch tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp tới giá hàng hóa; Sai lệch tỷ giá ảnh
hưởng tới đầu tư trong nước và nước ngoài; Sai lệch tỷ giá càng lớn thì càng gây tổn hại tới các hoạt động
của nền kinh tế; Nội tệ định giá thực cao hay thấp sẽ tạo ra sự nhiễu loạn trong giá hàng xuất nhập khẩu...
Kết quả nghiên cứu nhằm làm rõ những tác động của sai lệch tỷ giá tới mức tăng trưởng của nền kinh tế.
Từ khóa: Tỷ giá, tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, hàng hóa.
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...74
Powered by FlippingBook