TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 60

62
KINH TẾ QUỐC TẾ
Thực trạng các hoạt động tài chính vi mô
ở Việt Nam
Trong những năm qua, tài chính vi mô được coi
là một trong những biện pháp giảm nghèo quan
trọng ở Việt Nam. Theo Nguyễn Kim Anh (2011),
khoảng 72% dân số đang sống trong khu vực nông
thôn, nơi có tới 94% người nghèo đang sinh sống, và
nông nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt với sự tham
gia của 54% lực lượng lao động trên cả nước.
Nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo rất lớn và việc
cung ứng tài chính vi mô cho hộ nghèo đã mang
lại hiệu quả xã hội tích cực. Chỉ riêng Ngân hàng
Chính sách Xã hội, đến hết năm 2015, có gần 11.000
điểm giao dịch xã, huy động hơn 140.000 tỷ đồng để
cho vay với tổng dư nợ đạt khoảng 134.000 tỷ đồng,
tăng gần 19 lần so với thời điểm thành lập năm 2003.
Nhờ đó, đã có trên 25,5 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận
nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn
với tổng doanh số cho vay trên 285.000 tỷ đồng,
góp phần giúp trên 3,6 triệu hộ vượt qua ngưỡng
nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 11 triệu lao
động, trong đó có trên 104.000 lao động đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 3,3 triệu học
sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn
học tập. Một tổ chức tín dụng khác cũng cung ứng
tài chính vi mô là Agribank với hơn 2.300 chi nhánh
và phòng giao dịch trên cả nước. Agribank đã cho
vay với tổng số trên 3 triệu khách hàng vay vốn nhỏ
và 5 triệu khách hàng gửi tiết kiệm vi mô.
Bên cạnh đó, Quỹ Tín dụng nhân dân với mạng
lưới gồm 1.042 cơ sở hoạt động trên 10% xã, phường
và phục vụ khoảng 1,7 triệu thành viên, trong đó
khoảng 50% là các hộ nghèo. Ngoài ra, còn có 3 tổ
chức tài chính vi mô chính thức (M7, Thanh Hóa,
Tình Thương) và khoảng 50 tổ chức tài chính vi
mô bán chính thức được thành lập thông qua các
chương trình tín dụng và tiết kiệm hoặc do các tổ
chức đoàn thể xã hội và tổ chức phi Chính phủ. Mặc
dù các tổ chức đó đã tồn tại từ lâu nhưng chỉ có 3
tổ chức có trên 40.000 khách hàng, và 3 tổ chức khác
có được từ 20.000 đến 40.000 khách hàng. 6 tổ chức
này có hoạt động hiệu quả chiếm khoảng 50% tổng
số khách hàng của tất cả các tổ chức bán chính thức.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế nhất định
trong hoạt động của các tổ chức cung ứng tài chính
vi mô như tính đơn điệu về sản phẩm dịch vụ, hệ
thống mạng lưới, mức độ tin cậy, trình độ nhân sự
cũng như khả năng bao phủ về mặt địa lý.
Một số đề xuất phát triển hoạt động
tài chính vi mô Việt Nam
Để phát triển hoạt động tài chính vi mô, theo
6 ngàn chi nhánh trên 70 nghìn làng xã, lượng tiền
lưu thông thường xuyên trong hệ thống đạt mức
500 triệu USD. Thống kê cho thấy, 96% khách hàng
của ngân hàng này là phụ nữ. Mô hình này chứng
minh rằng người nghèo có nhu cầu tài chính lớn và
hoạt động bền vững dựa vào khách hàng nghèo có
tính khả thi cao.
Ở Philippines, các loại hình cung cấp tài chính vi
mô của nước này gồm ba tổ chức cung cấp dịch vụ
tài chính vi mô, bao gồm: (i) Ngân hàng Tiết kiệm
và nông thôn, (ii) Các hợp tác xã cung cấp dịch vụ
tiết kiệm và tín dụng và (iii) Các tổ chức phi chính
phủ cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô. Trong
đó, Ngân hàng Tiết kiệm và nông thôn đặt dưới sự
giám sát của Ngân hàng Trung ương Philippines
(BSP). Các hợp tác xã thuộc thẩm quyền quản lý của
Cơ quan Hợp tác Phát triển (CDA). Các tổ chức tài
chính vi mô phi chính phủ, với tư cách là tổ chức
không nhận tiền gửi, không phải chịu bất kỳ quy
định bảo đảm an toàn nào. Tuy nhiên, họ phải đăng
ký và thông báo với Ủy ban Chứng khoán và Hối
đoái (SEC) về việc tham gia vào tài chính vi mô
cũng như cung cấp các dịch vụ liên quan. Hiện nay,
7 tổ chức tài chính vi mô lớn nhất Philippines đã
thành lập Trung tâm thông tin tín dụng để các nhà
cung cấp tài chính vi mô mở rộng các khoản vay cho
doanh nhân vi mô thông qua hệ thống chia sẻ dữ
liệu tài chính vi mô.
Campuchia cũng có những chính sách phát triển
tài chính vi mô từ rất sớm. Từ đầu những năm 1990,
thông qua các tổ chức phi chính phủ, các dự án tài
chính vi mô hình thành nhằm nâng cao khả năng
tiếp cận tài chính của người dân nông thôn với các
hoạt động chính liên quan đến phục hồi chức năng
xã hội, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ nhân đạo khác
và xóa đói giảm nghèo ở Campuchia. Hiện nay,
Campuchia có gần 40 tổ chức tài chính vi mô hoạt
động dưới sự giám sát của Ngân hàng Quốc gia
Campuchia (NBC). NBC đã ban hành 2 bộ luật quan
trọng để điều tiết và giám sát các tổ chức tài chính
vi mô. Một là, Luật Tổ chức và ứng xử của NBC
(LNBC) ban hành năm 1996, cho phép Ngân hàng
Nhà nước Campuchia cấp phép, thu hồi giấy phép,
ban hành quy chế và giám sát các ngân hàng, các tổ
chức tài chính và các cơ quan khác như kiểm toán và
quyết toán bao gồm cả các tổ chức tài chính vi mô.
Hai là, Luật Ngân hàng và tổ chức tài chính (LBFI)
ban hành năm 1999. Luật này nhằm xây dựng một
hành lang pháp lý cho tổ chức tài chính vi mô cung
cấp các dịch vụ tài chính và cho phép Ngân hàng
Nhà nước Campuchia xây dựng và phát triển tài
chính vi mô một cách hiệu quả.
1...,50,51,52,53,54,55,56,57,58,59 61,62,63,64,65,66,67,68,69,70,...74
Powered by FlippingBook