TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
25
thiện thể chế, điều chỉnh chính sách, quy định cũng
như các đạo luật khác trước hết để thích nghi đồng
bộ với quy định về lao động của các nước trong
ASEAN. Đặc biệt, những yêu cầu về nguồn nhân
lực chất lượng cao trong ASEAN càng khẳng định
đây là khâu đột phá chiến lược của Việt Nam để
tập trung nhiều hơn nguồn lực.
Mức độ sẵn sàng của nguồn nhân lực Việt Nam
trong AEC
Phân tích về nguồn nhân lực Việt Nam của Liên
hợp quốc cho thấy, Việt Nam đang ở trong giai
đoạn cơ cấu dân số vàng giai đoạn 2010-2040 và
theo kinh nghiệm các nước, đây là giai đoạn nền
kinh tế có khả năng cất cánh để trở thành nước
công nghiệp. Giai đoạn này của Việt Nam tương
tự với Indonesia và Malaysia. Có thể nói, đây là
thời điểm tốt nhất để nguồn nhân lực Việt Nam có
thể tham gia vào thị trường lao động AEC. Hiện
nay, Việt Nam đang xuất khẩu nhiều lao động
sang các nước ASEAN, đặc biệt sang Malaysia với
hàng ngàn chỉ tiêu mỗi năm với thu nhập trung
bình 150-200USD/tháng với nhiều loại ngành nghề
khác nhau, từ đơn giản như giúp việc gia đình
đến làm nghề xây dựng. Bên cạnh đó, nhiều ngân
hàng, doanh nghiệp (Vietcombank, Agribank,
Sacombank, Tập đoàn Hoàng Anh Gialai…) Việt
Nam đã mở chi nhánh và hoạt động khá hiệu quả
tại Lào, Campuchia cũng cho thấy khả năng hội
nhập nhanh chóng của lao động Việt Nam trong
ASEAN gắn với dòng di chuyển thương mại, vốn
đầu tư, dịch vụ.
Thực tiễn cho thấy, thương mại Việt Nam với các
nước ASEAN chiếm tỷ trọng đáng kể với khoảng
20% tổng thương mại của tất cả các đối tác. Nhiều
đối tác đầu tư trực tiếp quan trọng tại Việt Nam là
các nước ASEAN (như Singapore luôn là một trong
ba nhà đầu tư dẫn đầu tại Việt Nam). Nhân lực Việt
Nam có khả năng đảm nhận những công việc kể cả
vị trí điều hành khá cao trong doanh nghiệp của
các đối tác đầu tư đến từ ASEAN (cuộc thi tay nghề
ASEAN tổ chức vào cuối năm 2014 tại Hà Nội với
kết quả giải nhất thuộc về đội Việt Nam đã chứng
tỏ điều đó). Chưa kể, một số lượng đáng kể người
Việt Nam di chuyển sang các nước ASEAN bằng
con đường du lịch và tìm việc làm phi chính thức
tại các nước ASEAN cũng là dấu hiệu cho thấy,
khả năng tiếp cận nhanh chóng với thị trường lao
động ASEAN. Hầu hết các danh mục ngành nghề
của Việt Nam các nước ASEAN tương tự nhau, cho
nên đây là khía cạnh không tạo ra sự khác biệt quá
lớn trong đào tạo nghề nghiệp và sự công nhận lẫn
nhau. Đến nay, ASEAN cũng đã có Hiệp định về
di chuyển tự nhiên nhân lực trong ASEAN và thỏa
thuận công nhận lẫn nhau về chứng chỉ lành nghề
của cơ quan chính thức như: Dịch vụ kỹ thuật, dịch
vụ điều dưỡng, dịch vụ kiến trúc, chứng chỉ giám
sát, nhân lực nghề y, nha khoa, kế toán, du lịch.
Những dấu hiệu trên cho thấy, tiềm năng đáng kể
của lao động Việt Nam trong việc sẵn sàng tham
gia cộng đồng ASEAN.
Các yếu tố cấu thành thế mạnh và mức độ sẵn
sàng của lao động Việt Nam trong tham gia AEC
cũng cho thấy có những yếu tố cản trở hoặc làm
giảm mức độ sẵn sàng này:
Thứ nhất,
năng suất lao động của Việt Nam còn
thấp. Theo đánh giá của Tổ chức Lao động thế
giới (ILO), năng suất lao động của Việt Nam thấp
hơn 15 lần so với Singapore, bằng 1/5 năng suất
lao động của Thái Lan và Malaysia. Đó là chưa đề
cập đến so sánh với năng xuất lao động của Nhật
Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, Newzealand mà
những đối tác này đã có các hiệp định quan trọng
với ASEAN và khả năng mở rộng thị trường lao
động sang các nước này là không tránh khỏi. Đây
là yếu tố làm giảm khả năng hấp dẫn lao động Việt
Nam trước các nhà tuyển dụng nước ngoài, thậm
chí là khía cạnh để các nhà tuyển dụng tăng tính
khắt khe trong yêu cầu đối với lao động Việt Nam.
Thứ hai,
trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao
BẢNG 3: CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CỦA VIỆT NAM
Cơ cấu lao động (%)
Tốc độ tăng 2002-
2012 (%)
2002 2005 2007 2011 2012
Tổng số
100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
2,6
Không có chuyên môn kỹ thuật
82,9 74,7 65,3
58 54,5
-1,4
Có chuyên môn kỹ thuật
17,0 25,3 34,7
42 45,5
Lao động qua đào tạo nghề (chính thức và phi chính thức)
7,8 15,1 23,2 28,8 33,4
8,1
Trung học chuyên nghiệp
4,6 4,7 5,2
5,1
3,7
2,9
Cao đẳng, đại học trở lên
4,7 5,5 6,3
8,1
8,4
7,9
Nguồn: Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2013)